Phân tích đoạn thơ: Ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người….

phan-tich-doan-tho-ta-ve-minh-co-nho-ta-viet-bac-to-huu

Phân tích đoạn thơ: Ta về mình có nhớ ta. Ta về ta nhớ những hoa cùng người….

Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(……)

(Việt Bắc – Tố Hữu)


  • Mở bài:

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình lập lại ở miền Bắc, tháng 10 năm 1954 những người kháng chiến từ căn cứ về miền xuôi, trung ương chính phủ từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc. Việt Bắc với giọng điệu ngọt ngào, đằm thắm để trở thành một bài ca tâm tình tiêu biểu cho hồn thơ, phong cách thơ Tố Hữu và cũng là tiếng hát ân tình thủy chung của những người kháng chiến của cả dân tộc về những tháng ngày khó quên. Tình cảm đậm đà, đằm thắm vốn là sở trường trong hồn thơ của Tố Hữu bởi ông đã “phải lòng” đất nước và nhân dân mình. Điều đó cũng được nhà thơ thể hiện rõ nét trong đoạn thơ:

“Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

  • Thân bài:

Đoạn thơ được mở đầu bằng một câu hỏi tu từ mang âm hưởng của những câu ca dao thể hiện nỗi nhớ của “ta” khi rời Việt Bắc:

“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”

Lời thơ ngọt ngào nhất khiến người đọc liên tưởng đến một câu ca dao xưa vốn để trở nên rất quen thuộc:

“Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười”

Ta về nhưng lòng ta chưa thể về, lòng ta vẫn còn vương thương nhớ cảnh cũ người xưa nơi núi rừng Việt Bắc. Ta về rồi liệu “mình có nhớ ta”. Cách xưng hô “mình – ta”  vốn là cách xưng hô  quen thuộc trong ca dao xưa để nói tình cảm nam nữ. Nó đi trong thơ Tố Hữu nhẹ nhàng mà đằm thắm. nhưng giữa ta và mình lại có sự chuyển hóa cho nhau. Khi thì chỉ người ra đi. Lúc thì chỉ người ở lại. Sự chuyển hóa là góp phần quan trọng trong việc thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa người đi kẻ ở, giữa ta và mình.

Cuộc chia tay diễn ra trong sự lưu luyến, bịn rịn nhớ nhung. Ta nhớ không chỉ là nhớ cảnh Việt Bắc mà còn nhớ cả những người Việt Bắc. Trong 8 câu lục bát còn lại này ta có thể dễ dàng nhận ra cứ coi là tác dành để nói về cảnh  Việt Bắc. Nếu câu 6 nói về người đi thì câu 8 dành để nói về người Việt Bắc.

Bằng những lời thơ rất tự nhiên thoải mái, tác giả hiểu nỗi nhớ về thiên nhiên Việt Bắc trong bốn mùa với những vẻ đẹp khác nhau:

– “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”.

– “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”.

– “Ve kêu rừng phách đổ vàng”.

– “Rừng thu trăng rọi hòa bình”.

Bằng những quan sát rất tinh tế, nhà thơ Tố Hữu đã đưa người đọc đến với bức tranh núi rừng Việt Bắc trong nhiều khoảng thời gian khác nhau và mang nhiều nét màu sắc khác nhau. Bắt đầu là mùa hạ màu đỏ tươi ấm áp rồi một màu trắng tinh khiết của hoa mai mùa xuân, màu vàng rực rỡ của cánh rừng mùa hạ. Và cuối cùng là màu yên bình của ánh trăng thu. Có thể nói bằng những nét bút mềm mại tinh tế tác giả đã khắc họa thành công một bức tranh tứ bình vừa đẹp vừa đáng mến về  Việt Bắc.

Trong những ngày đông lạnh giá giữa núi rừng Việt Bắc, xuất hiện một bông hoa chuối đỏ tươi dưới ánh nắng chói chang khiến cho lòng người bớt đi cảm giác lạnh giá. Sang mùa xuân màu sắc lại có sự đổi khác. Núi rừng không còn màu đỏ tươi của hoa chuối mà là màu trắng tinh khiết của những bông hoa mai rừng: “ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Sắc xuân như đang bừng sáng khắp núi rừng Việt Bắc. Hình ảnh “mơ nở trắng rừng” khiến người đọc liên tưởng đến cảnh xuân trong ngày Bác về nước năm 1941:

“Ôi sáng xuân nay, xuân 41
trắng rừng biên giới nở hoa mơ”

Đang say sưa với màu trắng tinh khiết của hoa mơ, người đọc bất chợt phải giật mình bởi tiếng ve ngân vang núi rừng của mùa hạ: “ve kêu rừng phách đổ vàng”. Cảnh sắc thay đổi, một màu vàng chói của rừng phách hiện lên dưới nắng mùa hạ lại mang một nét đẹp riêng, một vẻ quyến rũ riêng. Cây “phách” là loại cây nở hoa vào khoảng tháng 6 hoặc tháng 7. Vài ngày trước khi nở hoa, lá cây  đồng loạt chuyển sang màu vàng chỉ trong thời gian rất ngắn tạo nên một vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc.

Đặc biệt từ “đổ vàng” đã cực tả được sự chuyển đổi một cách rất nhanh và đồng loạt của rừng phách giống như ai đó nhiều màu vàng cho cả cánh rừng vậy. Đây được xem là một câu thơ vào loại hay nhất của Việt Bắc và cũng là một ấn tượng rất riêng của nhà thơ về mùa hè của Việt Bắc.

Cuối cùng là cảnh thu Việt Bắc với một màu êm dịu của ánh trăng thu: “rừng thu trăng rọi hòa bình”. Một ánh trăng thu về đêm giữa nơi núi rừng trong những tháng ngày chiến tranh ác liệt mà tác giả gọi đó là ánh trăng “hòa bình”. Phải chăng đó chính là niềm mơ ước của nhà thơ về một cuộc sống hòa bình, một đất nước không còn bóng giặc?!

Việt Bắc không chỉ đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên mà Việt bắt còn đẹp bởi những con người thủy chung, giàu tình nghĩa được tái hiện qua ngoài bút tả người ,tả tình độc đáo:

– “Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”.

– “Nhớ người đem nón chuốt từng sợi giang”.

– “Nhớ cô em gái hái măng một mình”.

– “Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”.

Bốn câu bát đều là những câu thơ tái hiện lại hình ảnh con người Việt Bắc. Nhưng mỗi hình ảnh ấy lại có những nét riêng chứng tỏ nhà thơ có cái tình đặc biệt với con người Việt Bắc mới ghi lại được những hình ảnh ấm áp tình như vậy. Đó là hình ảnh bình dị nhưng khó phai mờ về người lên núi với lưỡi dao gài thắt lưng lấp lánh dưới ánh nắng. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả lại chọn con dao để chỉ người dân Việt Bắc. Bởi đây là vật bất li thân của người miền núi khi đi rừng. Hay đó là hình ảnh về một người đang nón đang cần mẫn chút từng sợi giang giữa một không gian ngập tràn màu trắng của hoa mơ và cô gái hái măng một mình giữa âm thanh của tiếng nhạc rừng. Đó còn là cả tiếng hát đầy ân tình của những con người Việt Bắc làm cho ai đã một lần ghé qua chắc khó có thể quên. Tất cả những con người ấy càng trở nên đẹp hơn khi được đặt trong bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Bắc.

Cảnh ấy, người ấy đã ăn sâu vào tâm trí và tình cảm của tác giả để giờ đây đã trở thành một nỗi nhớ da diết trong lòng. Sự lặp lại tới ba lần từ “nhớ” như một lời khẳng định của nhà thơ về tình cảm của mình dành cho người dân Việt Bắc. Đó là tiếng lòng của người đi kẻ ở nhưng cũng chính là tiếng lòng của nhà thơ khi phải rời quê hương Việt Bắc – cái nôi của Cách mạng sâu nặng  nghĩa tình. Qua đây ta thấy bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhất thương tha thiết. Tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao. Câu thơ lục bát nhịp nhàng uyển chuyển, ý  nọ gợi ý kia cứ trở lên và và trong lòng người ra đi và người ở lại. Đặc biệt qua cách xưng hô mình với ta. Ở đây điệp từ nhớ dùng để xoáy sao về cảm hứng chủ đạo là hồi ức.

Từ “rừng” lập lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh. Hoa chuối đỏ tươi tuy lặng lẽ nhưng có sức sống mãnh liệt. Một con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người về màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc.

Bên cạnh đó, nhạc điệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuân, êm êm như một khúc hát ru kỷ niệm. Có lẽ khúc hát chú này không của ai khác là của ta và cho người nhận là mình. Cả ta và mình đều  cùng chung nỗi nhớ, cùng chung tiếng hát ân tình và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy.

  • Kết bài:

Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài thơ Việt Bắc. Cảnh thiên nhiên và con người ở đây được miêu tả hết sức mạnh mẽ và tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, khiến đoạn thu như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân quê hương Việt Bắc.


Tham khảo:

Cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi.

I. Mở bài:

– Kể về những thành tựu xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thưc dân Pháp xâm lược, có lẽ chúng ta không thể nào không nhắc đếnViệt Bắc của Tố Hữu. Đây là một bài thơ mang đậm đà màu sắc dân tộc, tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu. Thông qua đó, tác giả thể hiện niềm nhớ thương tha thiết và tình cảm sắt son đầm thắm của nhân dân Việt Bắc với cách mạng, với Đảng, với Bác Hồ, đồng thời cũng thể hiện tình cảm của người cán bộ kháng chiến với thiên thiên, núi rừng và con người Việt Bắc.

– Đoạn thơ gồm năm câu lục bát nhắc lại những cảnh thân thiết và tươi đẹp nhất về cảnh và người Việt Bắc trong hồi ức của người cán bộ cách mạng miền xuôi:

“Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

………………

Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”

II. Thân bài: 

Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát với giọng thơ ngọt ngào tha thiết , diễn tả sâu sắc nỗi nhớ của người đi với Việt Bắc:

1. Hai câu đầu: Khái quát nỗi nhớ.

– Hoa và người là những gì đẹp nhất của núi rừng Việt Bắc.“hoa” là cách nói của nghệ thuật tượng trưng cho thiên nhiên và cũng là một bộ phận của thiên nhiên.

– Trong nỗi nhớ của người về, hoa và người là hai hình ảnh đồng hiện, soi chiếu vào nhau. Hoa là hình ảnh đẹp nhất của thiên nhiên; người là sản phẩm kỳ diệu tuyệt vời của tạo hoá. Vì vậy, khi nhớ người thì hiện lên bong hoa, khi nhớ hoa thì hiện lên bóng người à ngụ ý ngợi ca vẻ đẹp người ở lại.

2. Tám câu sau: Một bức tranh thiên nhiên Việt Bắc phong phú, rực rỡ, tươi thắm tượng trưng cho vẻ đẹp của bốn mùa:

a. Trước hết, bức tranh mùa đông với “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi”:

– Mùa đông xuất hiện bằng màu  một gam màu lạnh- nền xanh mênh mông tĩnh lặng của rừng già à gợi ra một xứ sở êm đềm, lặng lẽ, xa vắng…Trên cái nền màu lạnh ấy lại nổi lên một gam màu nóng của “hoa chuối đỏ tươi” (ở đây có thể liên tưởng : màu đỏ của hoa chuối gợi ra ý nghĩa tượng trưng cho màu đỏ của cách mạng mới được nhen nhóm, như xua đi cái lạnh ngàn năm của núi rừng mùa đông).

b. Tiếp theo,bức tranh mùa xuân với “Mơ nở trắng rừng” – một mùa xuân tràn ngập màu trắng của hoa mơ, gợi sự dịu dàng, tinh khiết, thanh bạch, mộng mơ của tạo vật. Hai tiếng “trắng rừng” như làm cho khắp núi rừng bừng sáng hẳn lên. Đây là hình ảnh giàu tính hiện thực nhưng thấp thoáng ý nghĩa tượng trưng: nó như gợi lên nét đẹp trong sáng trong tâm hồn của con người Việt Bắc. Có thể nói, màu trắng của hoa mơ là màu sắc đặc trưng của núi rừng Việt Bắc.

c. Bức tranh mùa hè hiện lên trong nỗi nhớ người đi không chỉ có màu sắc, đường nét, ánh sang mà còn có cả âm thanh ngân vang của tiếng ve gọi hè: “ve kêu rừng phách…”. Ve kêu gọi hè, hè về là rừng phách chuyển màu. Sống ở Việt Bắc, con người thường hay có cảm xúc bang khuâng trước những hình ảnh kỳ lạ của rừng phách: trong những ngày cuối xuân, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Khi tiếng ve cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Cách dùng  từ “đổ” khá tinh tế, nhấn mạnh sự mau lẹ đột ngột của quá trình chuyển đổi của cây lá, nó diễn tả sức mạnh của những trận mưa hoa vàng khi gió thổi, ve kêu gọi hè.

d. Bộ bức tranh bốn mùa kết thúc bằng bức tranh thu: đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo. Cảnh tượng này thích hợp với việc bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho thời điểm kết thúc những cuộc hát giao duyên . Câu thơ gợi không khí thanh bình,yên ả, báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống yên vui. Câu thơ cũng gợi sự hoà hợp giữa thiên nhiên (rừng thu) với vũ trụ (trăng) với cuộc sống thanh bình yên vui trong sự hoà hợp của những tấm lòng nhân ái giữa người đi và người ở lại.

3. Hình ảnh con người Việt Bắc:

Bên cạnh nỗi nhớ thiên nhiên là nỗi nhớ con người Việt Bắc. Con người là hình ảnh luôn được đan cài, xen kẽ, hoà hợp với thiên nhiên. Sau mỗi câu lục  nói về hoa  là đến câu bát nói về người . Con người gắn bó khăng khít với thiên nhiên làm cho thiên nhiên bớt vẻ hoang sơ và thêm có hồn. Giữa thiên nhiên gợi cảm, con người hiện lên thật bình dị, đáng yêu và luôn gắn bó với lao động :

– Hình ảnh con người trong mùa đông hiện lên với một dáng vẻ, tư thế hiên ngang trong lao động “ dao gài thắt lưng”; mùa xuân lại gắn với bàn tay dịu dàng, cần mẫn của các cô gái “chuốt từng sợi giang” (hình ảnh giống như cảnh phim quay chậm, không chỉ giúp người đọc thấy rõ đường nét, hình khối, động tác của người lao động mà còn thấy cả ý nghĩ đắn đo, thận trọng, tỉ mỉ trong từng công việc).

– Hình ảnh “cô em gái hái măng một mình” trong mùa hạ vừa gợi sự cần cù, chăm chỉ, kiên nhẫn lại vừa gợi cái không gian bao la, mênh mông của núi rừng Việt Bắc.

– Nhớ người Việt Bắc, người về còn nhớ cả “tiếng hát ân tình thuỷ chung” . Đó là tâm hồn, là tình cảm của những con người miệt mài, chăm chỉ với công việc, lặng lẽ mang trong mình những rung động, cảm xúc trước đất trời, trước cuộc đời.

4. Thiên nhiên và con người đã hòa quyện vào nhau, tô điểm cho nhau.

– Bao trùm cả đoạn thơ là tình cảm nhớ thương tha thiết tiếp tục âm hưởng chung của nghệ thuật ca dao:

+ Câu thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, ý nọ gợi ý kia cứ trào lên dào dạt trong lòng người ra đi và người ở lại.

+ Đặc biệt là qua cách xưng hô “mình” với “ta”. Ở đây điệp từ “nhớ” dùng để xoáy sâu vào cảm hứng chủ đạo là hồi ức. Từ “rừng” lặp lại là khoảng không gian cho nỗi nhớ tồn tại. Màu sắc cũng ảnh hưởng không ít tới bức tranh, đỏ lặng lẽ, nhưng có sức sống. Màu con dao thể hiện sự hoạt động. Màu trắng làm thanh thoát con người và màu vàng làm cho bức tranh rực rỡ trong hoàng hôn. Rõ ràng bức tranh đã có sự hòa điệu của màu sắc.

+ Bên cạnh đó,nhạc đệu dịu dàng trầm bổng khiến cả đoạn thơ mang âm hưởng bâng khuâng, êm êm như một khúc hát ru – khúc hát ru kỉ niệm.

→ Có lẽ khúc hát này không của ai khác là của “ta” và cho người nhận là “mình”. Cả “ta” và “mình” đều cùng chung nỗi nhớ, cùng chung “Tiếng hát ân tình” và ân tình sâu nặng ấy mãi còn lưu luyến vấn vương trong những tâm hồn chung thủy.

III. Kết bài :

– Trong bộ tranh bốn màu này, hoa – người  đều đẹp lung linh, rạng rỡ, gắn bó mật thiết với nhau : hoa đứng cạnh người, người đứng cạnh hoa …tất cả như càng làm tôn lên vẻ đẹp của nhau.

– Có thể nói đây là đoạn thơ hay và có giá trị nhất trong bài “Việt Bắc”. Cảnh thiên nhiên và con người ở đây được miêu tả hết sức tuyệt vời và tươi đẹp, tràn ngập sức sống. Và với giọng thơ ngọt ngào, tâm tình khiến đoạn thơ như một bản tình ca về lòng chung thủy sắt son của người cách mạng đối với cả nhân dân, quê hương Việt Bắc.


Tham khảo:

Cảm nhận nỗi nhớ của người đi kẻ ở trong đoạn thơ:

Ta về, mình có nhớ ta,
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, trang 111, NXB Giáo dục, 2010)

Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của người cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tười đẹp, lộng lẫy”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Đoạn thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của cán bộ kháng chiến đối với những người dân lao động Việt Bắc”. Từ việc cảm nhận đoạn thơ, anh (chị) hãy bình luận về hai ý kiến trên.

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, hai ý kiến về đoạn trích: Nêu ý chung của hai ý kiến:Hai ý kiến đứng từ hai phương diện khác nhau nhưng đều tập trung thể hiện nỗi nhớ da diết của người cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên và con người lao động Việt Bắc khi chia tay về xuôi làm nhiệm vụ cách mạng mới

  • Thân bài:

1. Phân tích làm rõ hai ý kiến:

– Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của người cán bộ kháng chiến đối với thiên nhiên Việt Bắc bốn mùa tười đẹp, lộng lẫy:

+ Nỗi nhớ đã được thể hiện ở hai câu đầu: Ta nhớ những hoa cùng người. Dùng “hoa” để chỉ thiên nhiên nói chung chứng tỏ thiên nhiên Việt Bắc tươi đẹp lộng lẫy, làm đắm say lòng người.

+ Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người ra đi: thiên nhiên bốn mùa, mỗi mùa có những đặc trưng riêng.

+ Phải có một sự gắn bó, một tình yêu tha thiết với thiên nhiên Việt Bắc, thiên nhiên mới ấn tượng đối với người ra đi như thế.

– Đoạn thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của cán bộ kháng chiến đối với những người dân lao động Việt Bắc.

+ Nỗi nhớ con người đọng lại, ám ảnh người ra đi: Ta nhớ những hoa cùng người.

+ Con người Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi: con người lao động cần cù, chịu thương chịu khó; khéo léo, tài hoa nhưng cũng rất khỏe khoắn, hùng tráng giữa núi rừng Việt bắc bao la, kì vĩ. Đặc biệt đó là những con người với cuộc sống đậm sâu nghĩa tình.

+ Những người dân Việt Bắc đã gắn bó, nhường cơm sẻ áo, chung lưng đấu cật, lên thác xuống ghềnh với cán bộ kháng chiến suốt 15 năm trời nên nỗi nhớ trong lòng người ra đi đậm sâu, day dứt là vì thế.
-Đặc sắc nghệ thuật: Bút pháp vừa cổ điển, vừa hiện đại; thể thơ lục bát; kết cấu đối đáp; hình ảnh giản dị mà gợi cảm; ngôn ngữ giàu nhạc điệu…

2. Bình luận:

– Trong nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến cảnh và người hòa hợp với nhau tô điểm cho nhau, làm cho bức tranh trở nên gần gũi thân quen, sống động và có hồn hơn. Tất cả đã tan chảy thành nỗi nhớ nhung quyến luyến thiết tha trong tâm hồn người cán bộ về xuôi. Đoạn thơtiêu biểu cho khúc tình ca về cuộc sống con người kháng chiến.

  • Kết bài:

– Đoạn thơ tiêu biểu phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: trữ tình – chính trị, đậm đà tính dân tộc; tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.