Phân tích hình ảnh con sông Đà thơ mộng, trữ tình trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.
- Mở bài:
– “Người lái đò sông Đà” là một tùy bút rất đặc sắc của Nguyễn Tuân rút từ tập tùy bút “Sông Đà”.
– Hình ảnh con sông Đà với hai đặc tính nổi bật là hung bạo và trữ tình được tác giả khắc họa đậm nét trong tùy bút. Nổi bật lên là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà.
- Thân bài:
1. Hình ảnh sông Đà thơ mông, trữ tình.
– .
– Màu sắc dòng nước biến đổi theo mùa. Sông Đà mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, quyến rũ và tình tứ: “Mùa xuân xanh màu ngọc bích”, khác với sông Gâm, sông Lô “màu xanh canh hến”. Mùa thu nước sông “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa”.
– Thác ghềnh lúc này chỉ còn lại trong nỗi nhớ. “Thuyền tôi trôi trên sông Đà” – câu văn mở đầu đoạn hoàn toàn là thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; ý lặng tờ nhắc lại trùng điệp tạo chất thơ.
– Thiên nhiên hài hòa mang vẻ trong trẻo nguyên sơ, kỳ thú: Cỏ gianh đồi núi đang ra những búp non, đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương. Vẻ đẹp hoang sơ, mang mang thiên địa; sông Đà thuở hồng hoang, sông Đà của tương lai; cổ xưa mà tươi trẻ…
– So sánh bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa mở ra những liên tưởng về sự bát ngát, lãng mạn, hư hư thực thực của dòng sông.
+ Hiện diện một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nàn với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp. Người với cảnh có sự tương giao, hư thực đan xen: Tiếng còi, con hươu ngộ ngẩng đầu nhìn và hỏi ông khách sông Đà. Cảnh làm cho vị tình nhân non nước sông Đà xúc động trong thực và mơ.
+ Nguyễn Tuân say mê miêu tả dòng sông với tất cả sự tinh tế của cảm xúc, và bằng một tình yêu thiết tha. Lòng ngưỡng mộ, trân trọng, nâng niu tự hào về một dòng sông đã tạo nên những trang văn đẹp hiếm có.
2. Nghệ thuật biểu hiện tài hoa:
– Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, những câu văn đậm chất trữ tình, giàu âm thanh và nhịp điệu.
– Liên tưởng phóng túng, cách so sánh, nhân hóa táo bạo; lối tạo hình giàu tính mĩ thuật, phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh.
– Nghệ thuật lấy động tả tĩnh tài tình: “Cá quẫy đủ khiến ta giật mình”. Cái tĩnh hàm chứa sự bất ngờ bởi sự biến hóa liên tiếp: thuyền thả trôi, con hươu thơ ngộ vểnh tai, áng cỏ sương, tiếng còi sương, đàn cá dầm xanh quẫy vọt. Cảnh và vật đều ở trạng thái động, không chịu ép mình và đều mang hơi thở vận động của cuộc sống nhiều chiều
– Nhà văn đã trải lòng mình với dòng sông, hóa thân vào nó để lắng nghe nhịp sống cuộc đời mới, để nhớ, để thương cho dòng sông, cho quê hương đất nước:
+ Thưởng ngoạn vẻ đẹp sông Đà,lòng ông dậy lên cảm giác liên tưởng về lịch sử, về tình cảm đối với cố nhân: nhắc tới đời Lí đời Trần.
+ Trước vẻ đẹp hoang dại nhà văn suy nghĩ về về tiếng còi tàu, cuộc sống hiện đại.
+ Trải lòng, hóa thân vào dòng sông trong đắm đuối của tình non sông đất nước: Nhớ thương hòn đá thác, lắng nghe giọng nói, trôi những con đò mình nở.
→ Còn con sông lại mang bao rung động yêu thương như nhớ những hòn đá xa xôi để lại nơi thượng nguồn. Khi tả con sông Đà trữ tình, Nguyễn Tuân đã sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, êm ái. Câu ngắn, vị ngữ diễn tả trạng thái bình lặng, để lại trong lòng người âm hưởng mênh mang, thơ mộng.
3. Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
– Nguyễn Tuân viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác, là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng tiếng Việt. Qua việc miêu tả vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của con sông Đà, tác phẩm đã thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện của ông.
- Kết bài:
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, con sông Đà đẹp như một bức tranh thủy mặc được dát ngọc quanh mình. Đọc “Người lái đò Sông Đà” người đọc càng thêm quý trọng tài năng và tấm lòng của con người suốt đời đi tìm cái đẹp, làm giàu có đời sống tinh thần của tất cả độc giả chúng ta. Đồng thời ta còn thấy được cảm hứng ngợi ca, tự hào về chất vàng thiên nhiên, về giang sơn gấm vóc Việt Nam của tác giả.