Phân tích hình tượng nhân vật cụ Mết trong Rừng xà nu

phan-tich-hinh-tuong-nhan-vat-cu-met-trong-rung-xa-nu

Hình tượng nhân vật cụ Mết trong truyện ngắn “Rừng xà nu”.

  • Mở bài:

Vẻ đẹp của người dân Tây Nguyên được miêu tả qua các nhân vật cụ thể như cụ Mết, Tnú, Dít, bé Heng. Tất cả nhân vật này đều có vẻ đẹp chung đó là lòng yêu nước thiết tha, căm thù giặc sâu sắc trung thành tuyệt đối với cách mạng, gan góc, có khí phách hiên ngang không khuất phục trước kẻ thù. Tuy nhiên bên cạnh những vẻ đẹp chung mỗi thế hệ người dân Tây Nguyên lại có vẻ đẹp riêng. Hình tượng nhân vật cụ Mết, vị già làng tôn kính, mang đậm dấu ấn của sử thi.

  • Thân bài:

Cụ Mết là người đại diện cho vẻ đẹp của thế hệ cha anh. Một già làng sáng suốt mưu trí, một con người còn in dấu vết siêu phàm của các ông già trong các truyện thần thoại kì ảo. Nói như Nguyễn Trung Thành “ông là cội nguồn là Tây Nguyên thời đất nước lớn lên”  còn trường tồn đến hôm nay. Ông như lịch sử bao trùm nhưng không che lấp đi sự nối tiếp và mãnh liệt ngày càng mãnh liệt hơn, sành sỏi và tự giác hơn của các thế hệ sau”. Như vậy cụ Mết đại diện cho thế hệ thứ nhất của người dân Tây Nguyên đã từng chống thực dân pháp nay tuổi đã cao nhưng vẫn cùng con cháu chiến đấu chống đế quốc Mĩ.

Cụ Mết già nhưng vẫn khỏe. Vẻ đẹp của cụ Mết được cảm nhận qua con mắt của Tnú. Sau 3 năm anh đi lực lượng trở về, thời gian ấy có biết bao nhiêu thay đổi nhưng cụ Mết dường như không thay đổi theo thời gian. “Bàn tay nặng trịch của cụ Mết nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt”. Bàn tay đó như truyền cho Tnú sức mạnh, truyền cho anh cả niềm tin. Đúng là cụ Mết vẫn không thay đổi “ông cụ vẫn quắc thước như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt vẫn sáng và sếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng. Ông cởi trần ngực căng như cây xà nu lớn”. Miêu tả cụ Mết nhà văn đã sử dụng nhiều từ “ vẫn” để khẳng định vẻ đẹp của nhân vật cụ Mết trường tồn với thời gian, cụ là chỗ dựa vững chắc cho dân làng Xô Man về tinh thần để chống giặc, cụ là cây xà nu lớn nhất của núi rừng Tây Nguyên.

Cụ Mết không chỉ có ngoại hình rất ấn tượng mà cụ còn có cách nói rất đặc biệt. Gặp Tnú cụ đã phá lên cười “Hà hà! Đeo cả tôm xông về à anh lực lượng. Được!”. Cụ Mết không bao giờ khen tốt, giỏi, lúc nào vừa ý nhất cụ chỉ nói được mà thôi. Cách nói của cụ Mết tạo động lực cho con cháu phải luôn phấn đấu không được hài lòng với những gì đang có vì cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước còn gian khổ và lâu dài cho  nên từng ngày, từng tháng con cháu phải phấn đấu hết mình.

Mặc dù cách nói của cụ Mết thể hiện thái độ rất nghiêm khắc nhưng cụ Mết lại là người sống rất tình cảm. Trước hết là tình cảm của cụ dành cho Tnú. Tnú mồ côi cha mẹ từ lúc nhỏ, cụ Mết và làng Xô Man đã đùm bọc và cưu mang Tnú. Vì thế tình cảm giữa cụ Mết và Tnú như tình cảm cha con. Vì thế đón Tnú đi lực lượng trở về cụ Mết đã đưa Tnú một món đặc biệt đó là món canh tàu môn bạc hà nếu nấu lạt trong ống nứa và có thêm mấy con cá chua. Cụ Mết muốn dành cho Tnú một sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt nhất tình cảm.

Tình cảm cụ Mết còn dành cho cả dân làng Xô Man, Nguyễn Trung Thành đã chọn được một chi tiết rất cảm động để nói về tình cảm của người già làng. Khi Dít đi đại hội chiến sĩ thi đua về được huyện thưởng cho một lon muối và chia đều cho mỗi bếp một phần. Cụ Mết không ăn mà chỉ ăn lạt bởi vì muối đó để dành cho những người đau. Còn khi Tnú múc cho cụ một muỗng muối cụ đã chia cho mỗi người mấy hạt họ ăn sống ngậm rất lâu trong miệng để nghe chất  mặn đậm đà tan dần phải chăng chất muối mặn mà đậm đà mà cụ Mết dành cho dân làng Xô Man cũng chính là tình cảm sâu nặng yêu thương gắn bó cụ Mết dành cho buôn làng và sâu xa hơn nữa đó là tình cảm của nhân dân giàng cho cách mạng.

Yêu mến Tnú và người dân Xô Man bao nhiêu cụ Mết càng tự hào về núi rừng Tây Nguyên bấy nhiêu: kìa ăn đi chớ, gạo người làng Strá mình làm ra ngon nhất núi rừng này đấy con ạ.

Yêu mến, tự hào về con người vùng đất Tây Nguyên cụ Mết là người lưu giữ và truyền lại lịch sử cho con cháu. Cụ đã kể lại biết bao lần câu chuyện bi hùng của cuộc đời Tnú và lịch sử đau thương anh dũng của làng Xô Man. Bởi vì người già thì đã biết cả rồi, thanh niên có đứa biết có đứa chưa biết, còn bọn con nít thì chưa biết lịch sử của dân làng. Cho nên người gia chưa quên câu chuyện phải kể lại cho người trẻ người chết đã quên rồi thì để cái nhớ lại cho người sống. Vì thế kể xong câu chuyện cụ Mết luôn căn dặn con cháu “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi thương nước hãy lắng mà nghe mà nhớ, sau này tau chết rồi chúng mày phải kể lại cho con cháu nghe. Với lời truyền dạy thiêng liêng này tất cả người dân làng Xô Man đều im lặng, chăm chú lắng nghe, đặc biệt là bọn trẻ con chúng nghe như uống từng lời ông cụ, mắt đứa nào cũng dán vào miệng ông. Không khí này cũng giống như không khí hát khan, kể khan thâu đêm suốt sáng của đồng bào Tây Nguyên qua biết bao thế kỉ.

Cụ Mết là người lãnh đạo phong trào cách mạng của dân làng Xô Man. Vào những của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, bọn giặc khủng bố đàn áp rất dã man tinh thần yêu nước của người dân Tây Nguyên nhiều thế hệ người dân nơi đây đã ngã xuống như bà Nhan bị chặt đầu, anh Xút bị treo cổ trên cây vả đầu làng nhưng khong một ai run sợ, Tnú và Mai và những thiếu niên rất thông minh nhanh nhẹn đã vào rừng làm liên lạc cho anh Quyết. Trong một lần Tnú chuẩn bị vượt sông Đắc Năng để đưa thư cho anh Quyết gửi về huyện thì bị lọt vào ô phục kích của bọn giặc chúng đã giam giữ Tnú trong nhà ngục Kon Tum , tra tấn đánh đập suốt từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều nhằm bắt Tnú phải khai ra “ cộng sản đâu”. Mặc dù lưng Tnú dọc ngang vết chém của kẻ thù nhưng Tnú vẫn kiên quyết đặt tay lên bụng mình mà nói “ở đây này”. Sau đó Tnú đã vượt ngục trở về lúc này anh Quyết đã hi sinh. Dưới sự lãnh đạo của cụ Mết, Tnú cùng với dân làng Xô Man đã vào rừng mài vũ khí , chuẩn bị đứng lên đánh giặc

Nhận được tin Tnú vượt ngục trở về cùng với làng Xô Man mài vũ khí chuẩn bị đánh giặc, bọn giặc càng điên cuồng chúng điên cuồng, chúng đã bắn và uy hiếp tinh thần của Dít. Sau đó chúng tra tấn, đánh đập Mai và con cho đến chết. Tnú nhảy vào cứu vợ con, bị bọn giặc đốt 10 đầu ngón tay. Cụ Mết đã ra lệnh đồng khởi “Chém! Chém hết”. Mệnh lệnh của cụ ngắn gọn nhưng có sức vang động khắp núi rừng Tây Nguyên: “ cụ Mết chống giáo xuống sàn, tiếng nói vang vang thế là bắt đầu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già người trẻ, đàn ông, đàn bà mỗi người phải tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. Ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông. Đốt lửa lên!

Theo mệnh lệnh của cụ Mết tất cả dân làng Xô Man đã cầm vũ khí đứng lên đánh giặc, khói thuốc nổ căm thù chất chứa trong lòng đã bùng cháy dữ dội và trong phút chốc xác của 10 tên lính đã nằm ngổn ngang quanh đống lửa xà nu. Dưới sự lãnh đạo của cụ Mết phong trào cách mạng của làng Xô Man đã có sự chuyển biến quan trọng từ gian đoạn phòng thủ chuẩn bị lực lượng sang giai đoạn tấn công

Cụ Mết giàu kinh nghiệm trong khi tiếp xúc với kẻ thù. Cụ Mết đã cùng Tnú chứng kiến bi kịch đau thương nhất của gia đình Tnú nhưng cụ Mết cũng như Tnú chỉ có 2 bàn tay trắng cho nên không thể đánh giặc nhưng Tnú thì khác, anh vừa đau đớn vừa bất lực anh chồm dậy muốn nhảy xô vào giữa bọn lính để cứu vợ con vì bây giờ mắt anh là 2 cục lửa lớn. Nhưng cụ Mết không cho bởi vì nếu chỉ có 2 bàn tay không mà xông vào đánh giặc thì chắc chắn Tnú chỉ là bó đuốc trong tay bọn giặc hung tàn mà thôi. Đây là một kinh nghiệm , một chân lí mà cụ Mết đã đúc kết qua 2 cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ

Với kinh nghiệm quý báu ấy, cụ Mết là người phát ngôn cho chân lí cách mạng của nhân dân. “Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi bay còn sống phải nói lại cho con cháu: chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. Lời căn dặn của cụ Mết được diễn đạt một cách ngắn gọn giản dị qua những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng và trong những tương phản. Chúng nó là cách mà cụ Mết dùng để chỉ kẻ thù, cả bọn bán nước và cướp nước. Còn mình là lời tự xưng của cụ Mết có ý nghĩa chỉ chung dân làng Xô Man cộng đồng Tây Nguyên và với mọi người yêu nước. Súng và giáo đều là những hoán dụ chỉ vũ khí và vật chất nhưng nếu súng tượng trưng cho vũ khí hiện đại thì giáo tượng trưng cho vũ khí thô sơ tự tạo.

Trong hình thức tương phản và cách nói giản dị thô sơ mộc mạc, nhân vật cụ Mết đã thể hiện một tư tưởng lớn, phải dùng vũ khí đáp lại vũ khí phải dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực hung bạo của kẻ thù. Nó kín đáo khẳng định tầm quan trong của vũ khí của vật chất, đây cũng là tư tưởng lớn lao của Các Mác: “vũ khí phê phán không thể thay thế sự phê phán bằng vũ khí lực lượng vật chất mới đánh đổ được những lực lượng vật chất”. Lời khẳng định của cụ Mết đã thể hiện một quy luật của phong trào đấu tranh cách mạng, có áp bức, có đấu tranh. Đây là chân lí được rút ra từ mảnh đất Tây  Nguyên thẫm máu và nước mắt. Đó cũng là chân lí lịch sử của cuộc chiến tranh vệ quốc.

  • Kết bài:

Hình tượng nhân vật cụ Mết tượng trưng cho vẻ đẹp của những con người đã trải nghiệm nhiều trong chiến tranh giàu kinh nghiệm khi tiếp xúc với kẻ thù. Chính ông là cây xà nu to nhất, vững chắc nhất của núi rừng Tây Nguyên mà Nguyễn Trung Thành đã từng so sánh.

Phân tích truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

 

6 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận hình tượng câu xà nu qua câu nói của cụ Mết: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã xuống cây con mọc lên. Đố chúng giết hết rừng xà nu này” - Theki.vn
  2. Dàn bài: so sánh hình tượng nhân vật cụ Mết (Rừng xà nu) và nhân vật chú Năm (Những đứa con trong gia đình) - Theki.vn
  3. Vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình - Theki.vn
  4. Cảm nhận chất sử thi qua hình tượng cụ Mết - Theki.vn
  5. Phân tích hình tượng nhân vật Tnú để làm sáng tỏ câu nói của cụ Mết: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo (Rừng xà nu - Nguyễn Trung thành) - Theki.vn
  6. Phương thức trần thuật trong văn bản truyện Ngữ văn 12. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.