Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

phan-tich-khat-vong-cua-nhan-vat-hon-truong-ba-trong-doan-trich-tren-tu-do-trinh-bay-suy-nghi-cua-anh-chi-ve-van-de-con-nguoi-can-duoc-song-la-chinh-minh

Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích trên. Từ đó, trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài :

– Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ và vở Kịch “Hồn Trương Ba da  hàng thịt”
– Giới thiệu đoạn trích trong đề bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: con người cần được sống là chính mình.

  • Thân bài:

1. Phân tích khát vọng của nhân vật Hồn Trương Ba:

– Khát vọng được thoát ra khỏi nghịch cảnh phải sống nhờ trong thân xác anh hàng thịt:

  • Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.
  • Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác. Các từ ngữ không thể tiếp tục, không thể được, không thể trong lời thoại của Trương Ba cho thấy thái độ kiên quyết, dứt khoát của nhân vật.

– Khát vọng được sống là chính mình:

  • Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất.
  • Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường:Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

* Đánh giá:

– Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.

– Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát và tính triết lí.

2. Bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề: con người cần được sống là chính mình.

– Sống là chính mình nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân.

– Con người cần được sống là chính mình bởi lẽ, cuộc đời con người là cả một hành trình dài. Và trên hành trình ấy, ta phải gặp biết bao hạng người, đối mặt với nhiều khó khăn, có lúc ta hạnh phúc, có lúc ta quỵ ngã. Nếu sống đúng, sống chân thật thì bản thân thì mọi người sẽ ở bên ta lúc mệt mỏi, chia sẻ với ta những niềm vui,nỗi buồn. Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm. không ai có thể diễn kịch cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tích cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.

– Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức. nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội.

– Để con người được sống là chính mình, đối với mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ trong hành trang vào đời của mình phải trang bị những tri thức, kĩ năng để luôn chủ động, linh hoạt trước những biến thiên của cuộc sống, luôn giữ vững cá tính và phong cách của bản thân. Sống hoà nhập nhưng không hoà tan, sống theo cá tính , phong cách riêng nhưng không lập dị, khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự.

  • Kết bài :

– Đánh giá chung về giá trị tác phẩm
– Khẳng định quan niệm sống đúng đắn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.