Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

phan-tich-nghe-thuat-mieu-ta-thien-nhien-trong-doan-canh-ngay-xuan-trich-truyen-kieu-cua-nguyen-du

Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong đoạn “Cảnh ngày xuân”.

  • Mở bài:

Đoạn trích “Cảnh ngày xuân’ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Kiều.

  • Thân bài:

1. Khung cảnh thiên nhiên với vẻ đẹp riêng của mùa xuân:

Đoạn thơ tả không gian và thời gian với những nét đặc trưng của thi pháp cổ điển, chấm phá điểm xuyết, tả ít gợi nhiều:

Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

– Ngày xuân thấm thoắt trôi mau, tiết trời đã bước sang tháng ba, những cánh chim én rộn ràng bay lượn như thoi đưa.

– Thảm cỏ non trải rộng đến chân trời, trên nền trời điểm xuyết vài hoa lê trắng.

– Gợi tả vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi, đầy sức sống (cỏ non), khoáng đạt, trong trẻo (xanh tận chân trời), nhẹ nhàng, thanh khiết (trắng điểm vài bông hoa).

2. Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh:

Thanh minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nướcáo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

– Cảnh lễ hội rộn ràng được miêu tả qua hàng loạt từ ghép, từ láy: “gần xa”, “yến anh”, “chị em”, “tài tử”, “giai nhân”, “nô nức sắm sửa”, “dập dìu”… gợi cảnh đông vui, sự náo nhiệt, tâm trạng nô nức của những người đi hội, nhất là những tài tử giai nhân.

– Truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa vào tiết Thanh minh được khắc họa: mọi người sắm sửa lễ vật đi tảo mộ, sắm sửa quần áo đi chơi hội ở đồng quê, rắc những thoi vàng vó, đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất.

3. Cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

Thanh minh, trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nướcáo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay

– Nắng nhạt, mặt trời ngả bóng về tây, phong cảnh thanh dịu, lần bước theo nhịp cầu nhỏ cuối ghềnh, dòng nước uốn quanh.

– Những từ ngữ tà tà, thanh thanh, nao nao không chỉ miêu tả màu sắc cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui sắp tàn và linh cảm về điều sắp xảy ra.

  • Kết bài:

– Đoạn thơ Cảnh ngày xuân” là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, đậm chất thi trung hữu họa” của thi pháp văn học trung đại.

8 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh thiên nhiên trong một vài tác phẩm văn học trung đại - Theki.vn
  2. Đọc - hiểu văn bản: "Chị em Thúy Kiều" trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Luyện thi tuyển sinh - Theki.vn
  3. Cảm nhân vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân qua 4 câu thơ đầu và 6 câu thơ cuối trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) - Thế Kỉ
  4. Đóng vai bà mai mối trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” - Thế Kỉ
  5. Đoạn trích: Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Theki.vn
  6. So sánh vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" (Thanh Hải) và đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du) - Theki.vn
  7. Dàn bài phân tích đoạn trích "CẢNH NGÀY XUÂN" (trích Truyện Kiều - Nguyễn Du). - Theki.vn
  8. Tính ước lệ, tượng trưng trong văn học nghệ thuật - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.