Phân tích quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn? Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về việc lựa chọn lối sống hiện nay?

phan-tich-quan-niem-song-nhan-va-ve-dep-nhan-cach-cua-nguyen-binh-khiem-trong-bai-tho-nhan-tu-bai-tho-em-co-suy-nghi-gi-ve-viec-lua-chon-loi-song-hien-nay

Phân tích quan niệm sống nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn? Từ bài thơ em có suy nghĩ gì về việc lựa chọn lối sống hiện nay?

Nhàn

Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến bóng cây ta hãy uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. 

(Nguyễn Bỉnh Khiêm)


Gợi ý làm bài:

1. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm, và tác phẩm Nhàn.
– Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

a. Quan niệm sống Nhàn:

+ Nhàn hạ ở công việc: Công việc nhà nông: “Một mai, một cuốc, một cần câu”: số từ “một” + danh từ “mai, cuốc, cần câu”-> Câu thơ tái hiện chân dung Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên là một lão nông tri điền chất phác.

+ Nhàn hạ ở tâm trí: Thảnh thơi, ung dung , mặc kệ những thú vui của người đời.

+Lối sống: hoà hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên: Mùa nào thức nấy: thu ăn măng trúc, đông ăn giá, xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

b. Vẻ đẹp nhân cách:

+ Tự nhận mình dại nhường khôn cho kẻ khác, quan niệm dại – khôn là cách nói ý vị, thâm trầm, tự tin, vẻ đẹp nhân cách trí tuệ thoát khỏi vòng lợi danh cuộc đời.

+ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng có thời gian sống và làm quan trong triều đình, vì thế ông quá hiểu chốn quan trường đầy mưu mẹo, lừa lọc, vì vậy ông gán cho nó là chốn “lao xao”, còn nơi “vắng vẻ” là nơi ông ở ẩn, là Bạch Vân am nơi ông mở lớp dạy học, lấy đó làm thú vui của đời mình.

+ Quan niệm về danh lợi: Mượn điển tích Thuần Vu Phần để nói về phú quý tựa giấc mộng, tựa chiêm bao như áng mây trắng trôi bồng bềnh giữa cuộc đời, tất cả đều hư vô.

c. Bài học nhận thức:

– Lựa chọn lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ phù hợp với thời đại ông đang sống với mục đích giữ gìn nhân cách, đạo đức của một nhà Nho. Ta học được ở tác giả việc giữ gìn môi trường tự nhiên đang sinh sống qua cách lựa chọn lối sống phù hợp với thiên nhiên, thuận theo tự nhiên. Tuy nhiên lối sống Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không còn phù hợp với lối sống hiện đại, thời đại chúng ta hiện nay cần những con người thức thời, năng động, biết nắm bắt cơ hội để phát triển bản thân.

3. Kết bài:

– Bài thơ tiêu biểu cho quan niệm sống Nhàn và vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Bài thơ đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc về một nhận cách lớn, một lối sống bình dị, thanh cao của Bạch Vân cư sĩ.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.