Dàn bài: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài

phan-tich-su-doi-lap-giua-ve-dep-cua-chiec-thuyen-ngoai-xa-va-canh-bao-luc-o-gia-dinh-hang-chai

Dàn bài: Phân tích sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

I. Mở bài:

Nguyễn Minh Châu là người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Tác phẩm của ông được viết với ngòi bút sử thi, trữ tình lãng mạn và cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm thành công trên nhiều phương diện trong đó đáng chú ý là nghệ thuật tạo tình huống đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

II. Thân bài:

* Sự đối lập giữa vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa và cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài.

– Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa:

+ Điểm nhìn: từ xa, trong làn sương mờ ảo.

+ Với đôi mắt tinh tường của nhà nghề, Phùng đã phát hiện ra được vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy anh chỉ gặp một lần: “Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích”. Cái đẹp tuyệt diệu của thiên nhiên. Và với người nghệ sĩ, khung cảnh đó chứa đựng “chân lí của sự hoàn thiện”, làm dấy lên trong Phùng những cảm xúc thẩm mĩ, khiến tâm hồn anh được rột rửa, thanh lọcà Đó là chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc đời, cũng là biểu tượng của nghệ thuật.

– Cảnh bạo lực ở gia đình hàng chài:

+ Điểm nhìn: chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ Phùng đứng, gần và rõ nét.

+ Hình ảnh: từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu; khuôn mặt mệt mỏi, tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới; người đàn ông với

một lão đàn ông thô kệch: tấm lưng rộng và cong, mái tóc tổ quạ, hàng lông mày cháy nắng, hai con mắt đầy vẻ độc dữ . Đánh vợ một cách thô bạo, đứa con thương mẹ mà đánh lại cha. Đây là hình ảnh đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” mà anh vừa bắt gặp trên biển. Nó hiện ra bất ngờ, làm cho Phùng “ngơ ngác” không tin vào mắt mình “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu …. vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào t ới”à Đó là hiện thân của những lam lũ, khốn khó, là sự thật của cuộc đời.

⇒ Đó là sự đối lập giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, giữa cái bề ngoài và bản chất bên trong của hiện thực cuộc sống.

– Ý nghĩa của sự đối lập: thể hiện những thay đổi trong nhận thức của Phùng về nghệ thuật và cuộc sống. Và những trăn trở của Nguyễn Minh Châu về cuộc sống và con người. Từ đó nhà văn chỉ ra: cuộc đời chứa đựng nhiều nghịch lí, mâu thuẫn; không thể đánh giá con người, cuộc sống ở dáng vẻ bên ngoài mà phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện bản chất bên trong.

III. Kết bài:

Tình huống đối lập nhằm làm rõ quan điểm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”. Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.