Phân tích sức mạnh lập luận của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo)

phan-tich-suc-manh-lap-luan-cua-nguyen-trai-qua-doan-trich-nuoc-dai-viet-ta-trich-binh-ngo-dai-cao

Phân tích sức mạnh lập luận của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Bình Ngô Đại Cáo)

  • Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận: sức mạnh lập luận của Nguyễn Trãi qua đoạn trích Nước Đại Việt ta

  • Thân bài:

– Tư tưởng nhân nghĩa:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

+ “Nhân nghĩa”“yên dân trừ bạo”, là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên ổn của dân

+ Tuy nhiên Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái hạt nhân cơ bản, tích cực của việc làm nhân nghĩa: chủ yếu để yên dân, trước nhất là trừ bạo.

+ Nguyễn Trãi đã đem đến một nội dung mới cho tư tưởng nhân nghĩa, lấy ra từ thực tiễn dân tộc để dưa vào tiền đề: nhân nghĩa phải gắn liền với chống xâm lược.

– Chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập chủ quyền của dân tộc:

+ Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời và thêm nữa là lịch sử riêng, chế độ riêng với hào kiệt đời nào cũng có.

+ Nêu chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc Đại Việt để tăng thêm sức thuyết phục, Nguyễn Trãi đã dùng biện pháp so sánh: so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, sử dụng các từ ngữ mang tính hiển nhiên, vốn có: “từ trước”, “vốn”, “đã lâu”, “đã chia”, “bao đời”…..

+ Nguyễn Trãi đã phát biểu một cách hoàn chỉnh quan niệm của mình về quốc gia, dân tộc.

⇒ Nêu nguyên lí nhân nghĩa, chân lí khách quan, Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí: Lưu Cung bị thất bại, Triệu Tiết tiêu vong, Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy chứng cứ còn ghi để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc.

– Đánh giá:

– Đây là đoạn văn tiêu biểu và kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc của Nguyễn Trãi.

– Đoạn văn thể hiện nghệ thuật lập luận chặt chẽ, sắc bén của Nguyễn Trãi: đi từ chân lý khách quan đến thực tế lịch sử để khẳng định tính đúng đắn, hợp lý của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

– Đoạn văn thể hiện tính nhân văn sâu sắc.

  • Kết bài:

Đoạn trích khẳng định độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Với lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lí lẽ sắc bén, thuyết phục, đoạn trích thể hiện sức mạnh và quyết tâm giữ vững nền độc lập của dân tộc ta trước mưu đồ xâm lược của kẻ thù.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bài 6. Nam quốc sơn hà (Ngữ văn 8, Chân Trời Sáng Tạo) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.