Phân tích truyện ngắn CHÍ PHÈO để làm sáng tỏ ý kiến: Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.

phan-tich-truyen-ngan-chi-pheo-de-lam-sang-to-y-kien-qua-mot-noi-long-mot-canh-ngo-mot-su-viec-cua-nhan-vat-nha-van-muon-doi-thoai-voi-ban-doc-mot-van-de-nhan-sinh

Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.

Phân tích truyện ngắn CHÍ PHÈO để làm sáng tỏ ý kiến trên.

* Hướng dẫn làm bài:

I. Mở bài:

– Giới thiệu những hiểu biết về tác giả Nam Cao: con người, tài năng, phong cách, đóng góp và vị trí trên văn đàn đặc biệt trong trào lưu hiện thực phê phán.

“Chí Phèo” là bức tranh bi thảm đầy đau thương của kiếp sống đói nghèo nhưng lương thiện, bị xô đẩy, tha hóa rất đáng cảm thương của những người nông dân.

– Dẫn nhận định về tác phẩm vào: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”.

II. Thân bài:

1. Giải thích nhận định:

– Văn học lấy con người và cuộc sống làm đối tượng nhận thức, phản ánh. Qua truyện ngắn, thông qua nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn phát hiện, khắc họa một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hoặc trong đời sống tâm hồn con người.

– Dung lượng truyện ngắn ít nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu xa về cuộc sống, nhà văn còn phải gửi gắm những quan niệm, suy nghĩ khát vọng cuộc sống.

– Nhà văn phải tạo những tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩ, hành văn hàm xúc, cô đọng, có chi tiết nghệ thuật sâu sắc.

2. Làm sáng tỏ ý kiến qua truyện ngắn “Chí Phèo”:

* Phân tích cảnh ngộ, nỗi lòng của Chí Phèo:

– Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có

– Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:

+ Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống → làm ăn chân chính.

+ Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn… → Chí Phèo là một người lương thiện.

+ Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục → Là người có ý thức về nhân phẩm.

Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu 

* Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

– Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.

– Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”

– Hậu quả của những ngày ở tù:

+ Hình dạng: “Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm” → Chí Phèo đánh mất nhân hình.

+ Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến → Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.

– Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù → Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Ba Kiến.

→ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực. Chí là hiện tượng có tính quy luật của xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức của nông thôn trước Cách mạng tháng Tám.

* Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở

– Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở – đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo:

+ Chí thức tỉnh, khát khao được sống lương thiện, được trở về với cuộc sống đời thường, thực hiện những ước mơ bình dị. Biểu hiện cho sự thức tỉnh là Chí nhận ra mình đã già, nhận ra được những âm thanh của cuộc sống đời thường, nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc. Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.

– Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc → Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh.

* Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

– Nguyên nhân: bị từ chối quyền làm người và chịu một kết cục bi thảm khi Thị nghe lời bà cô từ chối sống cùng Chí →  Bà cô chính là đại diện cho rào cản xã hội, là tiếng nói đại diện cho thành kiến của xã hội đương thời khiến Chí rơi vào đau đớn, tuyệt vọng đến cùng cực.

– Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

+ Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở

+ Sau Chí hiểu ra mọi việc: Quá tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.

→ Kết cục bi thảm của Chí: Trong bế tắc, Chí ý thức được kẻ đã cướp đi bộ mặt và linh hồn của con người Chí chính là Bá Kiến. Chí đã đến trả thù, tiêu diệt Bá Kiến và tự kết liễu đời mình.

– Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí:

+ Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống.

+ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.

* Từ cảnh ngộ, nỗi lòng Chí Phèo tác giả muốn nói:

+ Khẳng định ca ngợi, niềm tin mãnh liệt vào bản chất lương thiện của người nông dân.

+ Đồng cảm với bi kịch của nhân vật.

+ Tố cáo xã hội phong kiến tàn bạo, hủy họai nhân phẩm và tước đoạt quyền sống con người, đẩy họ đến cái chết.

+ Cái chết của Chí Phèo thể hiện xung đột giai cấp. Cảm quan hiện thực nhạy bén của Nam Cao giải quyết vấn đề bằng những biên pháp quyết liệt.

+ Tác giả mong ước có một xã hội tốt đẹp.

– Tài năng truyện ngắn bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, ngôn ngữ độc thoại nội tâm, giọng văn đa thanh, cốt truyện đơn giản nhưng đặt vấn đề quan trọng sâu xa, có ý nghĩa về cuộc sống và con người, đa giọng điệu, buồn thương, chua chát, thương cảm.

III. Kết bài:

– Qua nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã thể hiện giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo mới mẻ. Vạch trần tội ác của bọn thực dân phong kiến đồng thời thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình người, vào nhân tính và bản chất con người. “Chí Phèo đúng là hiện thân đầy đủ nhất của những nỗi khốn khổ, tủi nhục của người của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám”.

– Hình ảnh người nông dân bị chà đạp, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính, được thể hiện bằng nghệ thuật kể chuyện sắc sảo.

– Từ cuộc đời Chí Phèo, nhà văn đã phản ánh những hiện thực của xã hội nhằm tố cáo mạnh mẽ sự tàn nhẫn, bất công của xã hội ấy.

– Khẳng định lại câu nói: “Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với các bạn một vấn đề nhân sinh”, đã thể hiện rõ qua “Chí Phèo”.

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.