Phân tích văn bản Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

phan-tich-truyen-ngan-chiec-la-cuoi-cung-o-henri

Phân tích văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của O.Henri

O.Hen-ri (1862 – 1910) tên thật là William Sydney Porter, là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn nổi tiếng người Mỹ. Truyện ngắn của O.Henry nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo, gây hứng thú sâu sắc đối với người đọc. Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng được sáng tác năm 1907, là một truyện ngắn nổi tiếng được biết đến nhiều nhất, đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu văn học nước ngoài. Truyện nói về cuộc sống khổ cực của những người họa sĩ nghèo ở Mĩ. Cuộc sống cơ cực đã khiến Johnsy tuyệt vọng với căn bệnh sưng phổi, nhưng nhờ có chiếc lá cuối cùng do cụ Bomen vẽ, Johnsy đã qua khỏi sự nguy kịch.

Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng”, lúc đầu người đọc cứ đinh ninh là cô Giôn-xi nhất định sẽ chết vì bệnh viêm phổi. Nhưng tình huống đã đảo ngược, giàu kịch tính và kết thúc bất ngờ: chiếc lá cuối cùng sắp rụng và Giôn-xi sẽ ra đi. Sau đêm bão tuyết khủng khiếp, Giôn-xi chờ đợi giây phút định mệnh sẽ đến. Thế nhưng, kì lạ thay chiếc lá cuối cùng vẫn bám chắc trên bức tường ẩm ướt. Chính chiếc lá ấy, bức vẽ kì diệu ấy đã cứu sông Giôn-xi. Cụ Bơ-men, tác giả bức vẽ đã chết ở tuổi 60, sau 2 ngày bị viêm phổi nặng. Kết thúc bất ngờ ấy, đã khắc sâu vẻ dẹp tâm hồn của nghệ sĩ già Bơ men, đã tô đậm giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện.

Cụ Bơ men suốt đời chưa chạm tới cái gấu áo của nữ thần nghệ thuật. Cụ khao khát vẽ nên kiệt tác. “Chiếc lá cuối cùng” được sáng tạo nên trong gió tuyết lạnh lẽo là kiệt lác của cụ Bơ-men để lại cho đơi. Kiệt tác ấy đã kết tinh hao tình thương của người nghệ sĩ chân chính. Kiệt tác ấy đã mạnh mẽ khẳng định rằng nghệ thuật chân chính luôn hướng tới sự sống và hạnh phúc của con ngươi.

Giôn-xi đã bình phục, cô đã được cứu sống. Nhưng cụ Bơ-men đã chết vì bệnh sưng phối. Lòng nhân ái, đức hi sinh của cụ Bơ-men tỏa sáng khắp trang văn và cuộc đơi. Cụ đã chết một cách âm thầm, lặng lẽ nhưng cao quý biết bao! Một cái thang, một cái đèn bão, những chiếc bút và mảng màu… đó là kỉ vật của cụ Bơ- men để lại cùng bức tranh “Chiếc lá cuối cùng” mãi mãi đẹp như một bài ca.

“Chiếc lá cuối cùng” chính là một kiệt tác nghệ thuật của cụ Bơ-men bởi nhiều lí do. Trước hết, nét vẽ của bức tranh giống như thật, có thể đánh lừa cả ánh mắt của hai nữ họa sĩ trẻ. Kiệt tác ấy  được sáng tạo trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, bất thường: trong đêm mưa bão khủng khiếp bởi một nghệ sĩ chân chính, giàu khát vọng cống hiến đối với nghệ thật. Vượt lên trên tất cả, nó làm thay đổi con người, hướng con người đến sự sống. Chiếc lá đã làm thay đổi suy nghĩ và cứu sống Giôn-xi khỏi cái chết nghiệt ngã.

Kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ-men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O.hen-ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.

Cảm nhận ý nghĩa truyện Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Henri

Cảm nhận nhân vật họa sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

Phân tích hai tình huống đảo ngược trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O.Henri

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ý nghĩa truyện "Chiếc lá cuối cùng" của nhà văn O.Henri - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.