Phân tích văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan

phan-tich-van-ban-cong-truong-mo-ra-cua-ly-lan

Phân tích văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan

  • Mở bài:

“Cổng trường mở ra” của Lý Lan thuộc thể tuỳ bút viết dưới hình thức nhật kí. Việc lựa chọn thể loại này giúp cho tác giả có thể dễ dàng đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của người mẹ và đứa con với bao cảm xúc, suy nghĩ đan xen nhau.

  • Thân bài:

Dưới hình thức những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ, văn bản “Cổng trường mở ra” giúp chúng ta hiểu được tấm lòng yêu thương sâu sắc của người mẹ với con và vai trò to lớn của nhà trường với cuộc sống của mỗi con người. Tác giả đã mô tả diễn biến tâm trạng của người mẹ hết sức tinh tế bằng việc kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ; các từ láy gợi hình nhằm diễn tả dòng cảm xúc miên man không dứt của người mẹ.

Trong đêm trước ngày con vào lớp một, người mẹ trằn trọc không ngủ được vì rất nhiều cảm xúc hổi hộp, lo âu, vui sướng, bổi hồi… đan xen với nhau.

Sự kiện “con bắt đầu vào lớp một” không chỉ là sự kiện trọng đại với con mà với cả chính người mẹ. Điểm khởi nguồn cho những dòng cảm xúc tuôn trào của mẹ với con chính là tình yêu thương vỗ hạn của mẹ dành cho con. Mẹ sống cùng tâm trạng với con và vui, buồn cùng con. Những suy nghĩ của mẹ miên man không theo một trình tự thời gian nào.

Đầu tiên, mẹ cảm nhận được sự đối lập trong tâm trạng mẹ và con. Mẹ thì trằn trọc không ngủ được, còn con thì “giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo”. Nhìn con ngủ, lòng mẹ dâng lên tình yêu mến dạt dào: “mẹ thấy gương mặt thanh thoát của con tựa trên gối mềm, đôi môi hé mở và thinh thoảng chúm lại như đang mút kẹo”. Phải chăng con có thể thanh thản, vô tư đi vào giấc ngủ yên bình như vậy là vì con vẫn còn là một đứa trẻ ngây thơ, vì con được bao bọc trong vòng tay yêu thương của mẹ?

Mẹ nhớ lại tâm trạng “háo hức” của con lúc chiều khi chuẩn bị quần áo mới, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới. Mẹ hiểu cái hăng hái của con khi “tranh” với mẹ dọn dẹp đổ chơi lúc chiều.

Mẹ “trằn trọc” không ngủ được không phải vì lo lắng. Mẹ hoàn toàn tin tưởng vào con: “Mẹ tin là con sẽ không bỡ ngỡ trong những ngày đầu năm học”, “Mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi”, “Mẹ tin vào sự chuẩn bị rất chu đáo của con trước ngày khai trường”.  Điệp ngữ “mẹ tin” khẳng định sự tin tưởng, vững tâm của người mẹ ờ con của mình. Vậy lí do mẹ không ngủ được không phải vì con.

Mẹ đã hóa thân vào con để thấu hiểu tâm trạng của người con trong cả hành động và những tâm trạng khác thường so với mọi ngày. Sự thấu hiểu ấy bắt nguồn từ tình yêu thương vô bờ của mẹ với con. Mẹ như dõi theo từng hành động cũng như từng suy nghĩ, từng cảm xúc của con trước giò phút thiêng liêng và trọng đại ấy. Người mẹ trong tác phẩm thật nhạy cảm và tinh tế.

Mẹ không ngủ được vì “cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu… Mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp”. Những kỉ niệm “sâu đậm về buổi khai trường đầu tiên ấy” ùa về trong tâm hồn mẹ. Những từ láy “nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng” diễn tả cả một thế giói tâm trạng thật phong phú của người mẹ, vừa có niềm vui, vừa có nỗi buồn, sự lo âu, sự hồi hộp, mong ngóng…

Nguyên nhân của những tâm trạng ấy là do khi bước vào cánh cổng trường là người mẹ bước vào một thế giới hoàn toàn mới lạ, không có bà ngoại, chẳng còn ai thân quen. Trước những hình ảnh lần đầu tiên được thấy đầy lạ lùng, bỡ ngỡ, người mẹ không khơi trào dâng bao dòng cảm xúc.

Mẹ hoàn toàn có thé kể cho con những điều sẽ xảy ra ở trường để con chuẩn bị tinh thần trước. Nhưng người mẹ trong bài đã suy nghĩ hoàn toàn khác. Mẹ muốn “nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ ngày nào đó trong cuộc đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc báng khuâng, xao xuyến.” Mẹ muốn con tự khám phá.

Mẹ rất trân trọng và nâng niu khi truyền vào tâm hồn con những ấn tượng về ngày đầu tiên khai trường. Vì mẹ hiểu, tình cảm với thầy cô, mái trường là những tình cảm thiêng liêng nhất. Nó sẽ đánh thức trong con những tình cảm khác cao đẹp hơn và sẽ theo con đi suốt cuộc đời giống như nhà văn E. A-mi-xi đã nói: “Trường học là bà mẹ hiền”.

Bà ngoại đã nâng niu, giữ gìn những bâng khuâng, xao xuyến đó cho mẹ, và đến bây giờ mẹ lại trân trọng, gìn giữ nó cho con. Cứ như thế, bồi dưỡng tâm hồn của thế hệ trẻ là công việc truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác giống như công việc truyền lửa qua mỗi bếp mà cha ông ta xưa thường làm. Bởi thế, không chỉ chuẩn bị cho con về trang phục, dụng cụ khi đến trường mới, mẹ còn chuẩn bị chu đáo về tâm trạng cho con. Không chỉ truyền cho con tình yêu thương, mẹ còn là người năng cánh, bồi đắp cho tâm hồn con những tình cảm cao đẹp khác.

Mẹ nghĩ về vai trò của nhà trường với cuộc sống mỗi con người. Ở Nhật, ngày khai trường là “ngày lễ của toàn xã hội”. Liên hệ như thế là người mẹ đã khẳng định được vai trò quan trọng của giáo dục. Bởi thế, “mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.”

Nhà trường chính là cái nôi nuôi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ cho tương lai của đất nước. Người mẹ như hình dung ra hình ảnh mẹ dắt tay con qua cánh cổng và buông tay rồi nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới ki diệu sẽ mở ra”. “Thế giới kì diệu” đó là thế giới của kiến thức, của chân trời khoa học, của bài học về cuộc sống, của những tình cảm thầy trò mến thương và của những ước mơ. Hành trang để con có thể bước vào thế giới ấy chính là tình yêu thương của bố mẹ.

Như vậy, cổng trường không chi mở ra với con trong ngày khai trường đầu tiên mà với cả mẹ cùng một thế giới tâm trạng phong phú. Tác giả không để người mẹ trò chuyện với con mà để người mẹ độc thoại nội tâm, nói với chính mình. Qua đó, ta vừa thấy được nhũng tâm sự của người mẹ khi nghĩ về con, khi nghĩ về kỉ niệm của mình và vai trò của nhà trường vối thế hộ trẻ.

Có hai buổi khai trường đầu tiên đã được nói tới: một là của người mẹ trong hồi ức, hai là của con trong sớm mai. Giữa hai thời điểm đó là những dòng suy nghĩ của người mẹ trải dài từ hồi ức đến hiện tại và sớm mai. Mẹ trải lòng mình để hình dung và hiểu rõ hơn về những điều sắp xảy ra với con, để chuẩn bị cho con những gì tốt nhất mà đón nhận một kỉ niệm sâu sắc nhất để lại ấn tượng nhiều nhất trong cuộc đời học sinh và để hạnh phúc hơn khi biết con mình đã bắt đẩu lớn khôn. Tình mẹ bao la, ấm áp theo mỗi bước đi và mỗi dòng suy nghĩ của con.

Người mẹ tin tưởng và khích lộ con can đảm đi lên phía trước cùng bạn bè đồng lứa tuổi. Như con chim non rời tổ chuyền cành sẽ tung cánh vào bầu trời bao la, đứa con của mẹ cũng vậy… Trường học là thế giới kì diệu của tuổi thơ. Mọi nhân tài xưa nay hầu hết đều vun trồng trong thế giới kì diệu đó.

  • Kết bài:

Cuộc đời học sinh có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường để vào học lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi người. Bước qua cánh cổng trường, một thế giới hoàn toàn mới mẻ mở ra với con người. Đó là thế giới của tri thức, kiến thức. Đó là thế giới của tâm hồn, tình cảm, thế giới của tình thầy trò, tình bạn ấm áp.

6 Trackbacks / Pingbacks

  1. Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật "tôi" trong ngày đầu tiên đi học - Theki.vn
  2. Phân tích văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài - Theki.vn
  3. Cảm nhận truyện ngắn "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh - Theki.vn
  4. Tóm tắt nội dung văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan - Theki.vn
  5. Phân tích tâm trạng của người mẹ và người con đêm trước ngày khai trường trong Cổng trường mở ra của Lí lan - Theki.vn
  6. Trong Cổng trường mở ra của Lí Lan, tại sao người mẹ nằm trằn trọc mãi không ngủ được trong đêm trước ngày khai trường của con? - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.