Phân tích văn bản Thông tin về ngày trái đất năm 2000

phan-tich-van-ban-thong-tin-ve-ngay-trai-dat-nam-2000

Văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”

  • Mở bài:

Năm 1970, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ đã chọn ngày 22 tháng 4 hằng năm là Ngày Trái Đất. Hiểu rõ mục đích tốt đẹp của nó, cho đến nay đã có hơn 140 nước tham gia. Thông tin về Ngày Trái Đất là văn bản được soạn thào dựa trên nội dung bức thông điệp của 13 cơ quan và tổ chức phi chính phủ phát đi vào ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam tham gia phong trào này với chủ đề cụ thể là: Một ngày không dùng bao bì ni lông.

  • Thân bài:

Tổ chức và mục đích của Ngày trái đất:

Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” đã đem đến cho mỗi chúng ta những kiến thức cần biết, nên biết và phải biết.

“Ngày Trái Đất” là ngày 22/4 hàng năm; lúc đầu do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970; đến nay đã có 141 nước trên thế giới tham gia nhằm mục đích bảo vệ môi trường, những vân đề môi trường nóng bỏng nhất của trừng nước hoặc từng khu vực.

Năm 2000, Việt Nam mới gia nhập tổ chức “Ngày Trái Đất”. Nước ta đã nêu lên chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao bì ni lông ”.

Tác hại của bao bì ni-lông đối môi trường và đời sống con người:

Tác giả phân tích, đã giải thích một cách sáng tỏ về những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông. Đó là những điều mà số đông người trong chúng ta chưa hề biết. Có 5 tác hại đáng sợ như sau:

Một là, bao bì ni lông có chứa pla-xtic, một chất không phân hủy sẽ gây nguy hại đối với môi trường khi khắp mọi nơi trên đất nước ta, mỗi ngày vứt ta, thải ra hàng triệu bao bì ni lông; vứt bừa bãi khắp mọi nơi công cộng, từ ao hồ, sông ngòi đến đường phô, chợ búa, làng mạc,…

Hai là, bao bì ni lông khi lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình phát triển của các loài thực vật như cây trồng, hoa cỏ… sẽ dẫn đến xói mòn ở các vùng đồi núi.

Ba là, bao bì ni lông vứt bừa bãi sẽ làm tắc nghẽn cống rãnh, kênh mương, gây nên cảnh ứ đọng, ngập lụt, làm cho ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.

Bốn là, bao bì ni lông mầu vốn hàm chứa các chất chì, ca-đi-mi làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não và nguyên nhân gây ung thư phổi.

Năm là, khi đốt các bao bì ni lông phế thải, khói độc ấy vì có chứa chất đi-ô- xin sẽ gây ngộ độc, khó thở, ngạt thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các bẩm sinh dị tật cho trẻ sơ sinh.

Tóm lại, sử dụng và vứt bừa bãi bao bì ni lông sẽ đầu độc môi sinh và môi trường, sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống của con người. Những điều ấy, chúng ta chưa hiểu và chưa hề nghĩ tới.

Những kiến nghị đối với vấn đề bao bì ni-lông và vấn đề bảo vẹ môi trường trái đất:

“Ngày Trái Đất năm 2000” của Việt Nam nêu lên chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” thật vô cùng cần thiết và thiết thực. Nếu mọi người, mọi nhà, nếu 80 triệu con người Việt Nam đều tự giác thực hiện thì chúng la sẽ giảm được hàng trăm triệu, hàng nghìn triệu bao bì ni lông trong mỗi ngày, trong mỗi tháng, sẽ mang lại bao lợi ích vô cùng to lớn. Có đi quanh Hồ Tây, có đến Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu,… có dạo quanh sân trường, bệnh viện, chợ búa,… ta mới nhận thấy con người Việt Nam ta đã và đang sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi như thế nào!

Tổ chức “Ngày Trái Đất năm 2000″ của Việt Nam đã nêu lên những kiến nghị rất thiết thực:

– Hãy thay đổi thói quen và giảm sử dụng bao bì ni lông.
– Hãy không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
– Hãy dùng giấy, lá để gói thực phẩm.
– Hãy nói cho mọi người trong nhà và bạn bò biết những tác hại ghê gớm về việc sử dụng bao bì ni lông.

Trách nhiệm bảo vệ trái đất của mỗi con người:

Vì bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta, ai cũng phải quan tâm tới Trái Đất hơn nữa, góp phần bảo vệ môi trường. Một trong những việc làm của chúng ta là “Một ngày không dùng bao bì ni-long.

  • Kết bài:

“Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000″ là văn bản thuyết minh. Những kiến thức khoa học về độc tố, về tác hại của bao bì ni lông được tác giả phân tích, giải thích một cách ngắn gọn, sáng tỏ, đầy sức thuyết phục. Những kiến nghị mà tác giả nêu lên rất thiết thực; đó là những điều mà ai cũng có thể làm được để góp phần bảo vệ môi trường nơi ta đang sinh sông.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.