Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lao động mới qua bài Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận và đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

phan-tich-ve-dep-cua-thien-nhien-vu-tru-trong-bai-tho-doan-thuyen-danh-ca-cua-huy-can-10611-2

Cảm nhận vẻ đẹp hình ảnh người lao động mới qua bài “Đoàn thuyền đánh cá” (Huy Cận) và đoạn trích “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long)

  • Mở bài:

Văn học Việt Nam hiện đại từ 1945 đên 1975 phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân trong hoàn cảnh kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miên Bắc. Hình ảnh người lao động trong giai đoạn văn học này có nhiều điểm mới so với các sáng tác văn học trước 1954. Thoát khỏi cuộc đời tăm tối, lầm than trong xã hội cũ, người lao động mới trong các tác phẩm văn học hiện đại từ 1945 trở đi hiện lên với những nét đẹp tươi sáng, đáng trân trọng. Chân dung người lao động mới phần nào được thể hiện rõ qua hai tác phẩm: “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.

  • Thân bài:

“Đoàn thuvền đánh cá” là kết quả chuyến đi thực tế của Huy Cận về vùng biển Quảng Ninh năm 1958. Bài thơ là khúc hát lao động đầy hứng khởi của người lao động trên biển cả. Trong khi đó, “Lặng lẽ Sa Pa” được viết năm 1970 trong chuyến công tác của Nguyễn Thành Long lên Lào Cai. Tuy cách nhau 14 năm nhưng hai tác phẩm đều là sản phẩm viết về công cuộc xây dụng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và vẻ đẹp của con người lao động trong thời đại mới. Đó là những con người tràn đầy sức sống, lòng tin tưởng và niềm hăng say lao động, yêu nghề. Họ có sức mạnh làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời và là những con người sống với lí tưởng cao đẹp, lạc quan, với niêm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng.

Trước hết, cả hai tác giả đều có cái nhìn lãng mạn về con người lao động trong thời kì mới.

Năm 1958, Huy Cận đã có cái nhìn đầy lãng mạn về hình ảnh người lao động trên biển. Có thể nói, cả bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là một bài ca lao động đầy hăng say, tràn đầy sức sống. Khúc hùng ca ấy cho ta cảm nhận được một tinh thần phấn chấn với một tình yêu lao động dạt dào ngay từ những câu hát đầu tiên:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. 

Bài thơ mở dầu bằng khung cảnh “Mặt trời xuống biển như hòn lửa” và kết thúc bằng hình ảnh “Mặt trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Như vậy là bài thơ miêu tả cảnh lao động trên biển suốt cả một đêm ròng. Ấy thế mà cả bài thơ là một bức tranh có đường nét, màu sắc, hình ảnh tươi sáng và hài hòa tuyệt đẹp.

Người lao động ra khơi lúc hoàng hôn, ngày tàn, đêm xuống nhưng vũ trụ không tàn mà chuyến vẫn khỏe khoắn. Hoàng hôn buông xuống, lẽ ra là lúc con người đi vào nghỉ ngơi nhưng ở đây lại là lúc bắt đầu hoạt động. Từ “lại” vừa mang ý nghĩa nhấn mạnh sự nghịch lí (mặt trời xuống biển – đoàn thuyền ra khơi) vừa nhấn mạnh sự lặp lại của sự việc. Tiếng hát hăng say của ngựời lao động chính là nguồn nhiên liệu, là sức mạnh đẩy con thuyền lướt đi trên biển cả.

Lao động đánh cá trên biển là một công việc rất nặng nhọc, và đầy khó khăn, nguy hiểm nhưng ta khống hề thoáng thấy một “tiếng thở dài rã rượi” hay “một lời chán nản để thầm gieo”, trái lại âm thanh chủ đạo lại là bài ca, là tiếng hát, tiếng hát khỏe khoắn và đầy niềm tin. Người lao động căng buồm và cất lên tiếng hát. Trong cảm nhận mà tác giả gửi đến người đọc, chính câu hát ấy đã thỏi căng cánh buồm, câu hát mang theo niềm vui, sự phấn chấn của người lao động, trở thành sức mạnh cụ thể để con thuyền vượt biến ra khơi. Lao động ở đây thật sự đã trờ thành niềm hạnh phúc đối với người lao động, con người làm chủ.

Hình ảnh người lao động hiện lên qua bài thơ là hình ảnh con người cao lớn ngang tầm vũ trụ và chan hòa với khung cảnh trời nước bao la tuyệt đẹp. Trên cái không gian bát ngát với mây cao. biển bằng, con thuyền có buồm là trăng, lái là gió lướt di phơi phới, gợi cho người đọc một niềm tự hào cao cả về vè đẹp con người mới, con người làm chủ thiên nhiên và làm chủ công việc đánh cá làm giàu cho Tổ quốc. Công việc đánh cá bỗng nhiên trở nên đầy chất thơ.

Biện pháp liên tưởng, phóng đại tạo nên hình ảnh thơ đẹp, gợi lên trong lòng người giai điệu khỏe khoắn, tươi vui. Nếu không bắt nguồn từ một tình yêu lao động tràn đầy làm sao có thể có được tinh thần phấn chấn ấy, có được niềm hăng say đến như thế. Thông qua việc miêu tả một đêm đánh cá của một đoàn thuyền trên biển, tác giả nhằm ca ngợi không khí lao động mới, sáng tạo, khẩn trương, hiên ngang tràn đầy niềm lạc quan, làm chủ công việc, làm chủ thiên nhiên biển cả bao la hùng tráng Đúng là không khí lao động của miền Bắc những năm dầu bắt tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Thành Long không có được cái chất lãng mạng nồng nhiệt ấy của Huy Cận. Ông lặng lẽ tìm kiếm cái đẹp khuất lấp, cái đẹp chìm sâu trong con người và cuộc sống. Ông đã tìm thấy sự hi sinh thàm lặng của con người phía sau bức tranh cuộc sống yên bình, không tiếng súng. Ông cũng tìm thấy chất men say trong lao động.

Hãy nghe anh nói về công việc của minh: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại gọi lả một mình được… Công việc của cháu gian khổ thế đấy chứ nếu cất nó đi cháu buồn đến chết mất”. Tâm trạng “buồn đến chết mất” khi không có công việc chi có thể giải thích bằng tinh yêu dành cho công việc, tình yêu lao động đến say dam. Tình yêu ấy giúp anh vượt qua được cái khắc nghiệt của khí hậu Sa Pa, cái cô độc một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m mà không phải ai cũng vượt qua được,

Hình ảnh con người trong hai tác phẩm là những con người làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc sống.

Nếu trong văn học trước cách mạng, hình ảnh con người thường nhỏ bé khi được đặt trong không gian vũ trụ và cuộc sống của người lao động thường nghèo khổ, bế tắc đến tội nghiệp thì giờ đây, trong các tác phẩm thơ văn sau cách mạng, họ lại xuất hiện với một tư thế hoàn toàn khác. Họ không còn nhỏ bé, cô độc, tội nghiệp nữa, Họ vươn mình cai quản cả thiên nhiên, làm chủ cuộc sống của mình và hết sức trân trọng nó.

Hãy đọc lại khổ 3 của Đoàn thuyền đánh cá, ta sẽ cảm nhận rò điều này. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển cả bao la, qua cái nhìn của nhà thơ, bỗng trở nên thật lớn lao, kì vĩ. Hình ảnh thơ trong khổ thơ này thật khác với hình ảnh thơ của chính Huy Cận trước 1945. Cũng là con người trước vũ trụ bao la, nhưng trong thơ Huy Cận trước cách mạng, con người sao nhỏ bé, cô đơn, lạc lõng đến tội nghiệp, như một cành củi khô chẳng biết bị đưa đẩy về đâu giữa mênh mang trời rộng sông dải:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng”
(Tràng giang)

Còn ở đây, con người đang tung hoành giữa trời biển mênh mông, đang làm chủ cả thiên nhiên, đứng ngang tầm vũ trụ:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng 
Lướt giữa mây cao với biển bằng, 
Ra đậu dặm xa dò bụng biển, 
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”.

Công việc đánh cá trên biển cả, qua cái nhìn của nhà thơ, như một cuộc chiến giữa con người với thiên nhiên. Trong cuộc chiến ấy, con người đang nắm phần chiến thắng. Người lao động ra khơi là để “dò bụng biển”, để “dàn đan thế trận lưới vây giăng” nhằm chinh phục biển cả mênh mông.

Những hình ảnh “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng”, “dò bụng biển”, “dàn đan thế trận” nâng tầm vóc con người nhỏ bé lên cao, hòa nhập cùng vũ trụ. Trăng lên cao, buồm hòa vào ánh trăng, con thuyền trở nên lung linh kì lạ. Gió trời là người lái (lái gió), trăng trời là cánh buồm (buồm trăng). Thuyền và người hòa nhập cùng gió trăng trời biển bát ngát cao rộng, thơ mộng và hùng vĩ. Chất lãng mạn bao trùm bức tranh lao động, biến công việc nặng nề thành niềm vui, lòng yêu đời chan chứa.

Anh thạnh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, được gọi là “người cô độc nhất thế gian” khi phải sống và làm việc một mình trên đỉnh Yên   Sơn cao 2600 mét. Với “biệt danh” đó, ta dễ nghĩ anh sống một cuộc sống tù túng, ngột ngạt, buồn nản. Thế nhưng hoàn toàn ngược lại. Anh hiểu mình cần gì, muốn gì. Anh biết làm cho cuộc sống của mình từng ngày có ý nghĩa hơn, phong phú hơn. Anh trồng hoa, nuôi gà, anh đọc sách để nâng cao kiến thức và để “có người làm bạn”. Anh quả thật đã hoàn toàn làm chủ cuộc sống của mình.

Người lao động được thể hiện trong thơ ca Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không nhìn cuộc đời với cái nhìn bi quan, không thấy trước mặt mình chỉ là một màu tối đen, “tôi như cải tiền đồ” của chính mình. Họ đã vươn mình cai quản thiên nhiên, làm chú cuộc đời, họ sống với lí tường cống hiến cao đẹp và tràn đầy niềm tin vào tương lai, vào cuộc đời.

Anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” muốn góp sức mình chiến đấu vì độc lập đất nước, Khi lá đơn xin ra mặt trận của anh không được chấp thuận, anh lại cống hiến cho đất nước trí tuệ của mình khi trở thành người kĩ sư khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Anh xác định rõ “mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc”, cũng là xác định lí tưởng sống vì quê hương, vì mọi người của mình. Cô kĩ sư nông nghiệp mới ra trường cũng thật đáng yêu với suy nghĩ: mình có thể đi đến bất cứ nơi đâu công tác, nghĩa là nơi đó cần mình.

Xác định được lí tường sống đẹp, họ tin tưởng tương lai tươi đẹp của đất nước đang đón đợi. Anh thanh niên tin tưởng ràng với sự hăng say, miệt mài của mình, anh kĩ sư lập bản đồ sét sẽ khiển cho “bao nhiêu của chìm nông, bao nhiêu của chìm sâu” được tìm thấy, có được cái bản đồ ấy thì “quý hóa lấm”.

Khúc ca lao động của “Đoàn thuyền đánh cá” kết thúc bằng điệp khúc hào hùng ca ngợi thành quả lao động khi đoàn thuyền đánh cá trở về:

“Câu hát căng buồm với gió khơi, 
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 
Mặt trời đội biển nhô màu mới 
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

Câu đầu khổ cuối điệp lại gần như hoàn toàn câu cuối khổ đầu tạo thành điệp khúc cho bài ca lao động. Đoàn thuyền ra đi trong tiếng hát, làm việc trong tiếng hát và trở về vẫn hát vang. Tiếng hát trở về mạnh mẽ, hào hứng, gợi lên không khí náo nức, niềm vui phơi phới của những con người mới đang làm chủ cuộc đời.

Hình ảnh khoa trương “đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” một lần nữa khẳng định sức mạnh, bản lĩnh của con người lao động. Trong cuộc chinh phục thiên nhiên, con người đã chiến thắng: khi mặt trời đội biển, ngày mới lên, con người đã trở về với thành quả đáng tự hào. Ánh mặt trời tô điểm cho thành quả lao động thêm rực rỡ: “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Hình ảnh “mắt cá huy hoàng…” vừa gợi lên niềm vui trước thành quả lao động, vừa thể hiện niềm tin tưởng đầy lạc quan vào tương lai tươi sáng.

  • Kết bài:

Hai tác phẩm đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của người nghệ sĩ trước đất nước và cuộc sống. Hình ảnh người lao động trong hai tác phẩm được xây dựng bằng những nét vẽ đẹp, khi lãng mạn, bay bổng; khi gân guốc hào sảng; vừa khẳng định được vị trí quan trọng của họ đối với xã hội, với cuộc đời; vừa cho thấy niềm tin yêu của các tác giả đối với những con người đáng quý ấy.

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề của câu chuyện vào một lời nhận xét ngắn gọn “trong cái lặng im… đất nước”. Hãy phân tích để làm rõ vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa cao quý của những công việc thầm lặng.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long - Theki.vn
  2. Cảm nhận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận - Theki.vn
  3. Hình ảnh người lao động mới trong các tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.