Phân tích vở kịch Nỗi oan Thị Kính

phan-tich-vo-kich-noi-oan-thi-kinh

Phân tích vở kịch Nỗi oan Thị Kính

  • Mở bài:

Nỗi oan hại chồng là một trong những trích đoạn đặc sắc của vở chèo nổi tiếng Quan Âm Thị Kính của sân khấu chèo truyền thống. Đây là trích đoạn nằm ở phần đầu của vở chèo.

  • Thân bài:

Toàn bộ vở chèo kể về cuộc đời và số phận éo le, bất hạnh, đầy oan trái và thảm khốc của Thị Kính, người con gái đẹp người, đẹp nết nhưng có tình duyên bất hạnh trái ngang. Đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong sách giáo khoa chính là phần đầu tiên mờ ra hàng loạt những oan trái khác trong suốt cuộc đời nàng. Thông qua việc phản ánh cuộc đời và số phận đắng cay, bất hanh của nhân vật Thị Kính, vở chèo và đoạn trích đã thể hiên được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

Thông qua việc phản ánh cuộc đời và số phận éo le, đầy oan trái thảm khốc của Thị Kính, vở chèo và đoạn trích đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

Trích đoạn gồm có 5 nhân vật: Mãng ông, Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng bà, Sùng ông. Trong đó nhân vật Thi Kính và Sùng bà là nhân vật chính.

Nhân vật Thị Kính.

Nhân vật Thị Kính thuộc kiểu nhân vật nữ chính trong chèo. Thị Kính xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, làm vợ và con dâu trong một gia đình khá giả trong xã hội phong kiến xưa. Qua phần đầu đoạn trích, Thị Kính hiện lên là một người vợ rất yêu chồng. Lời hát sử và những hành động của Thị Kính thật ân cần, chu đáo. Hành động nàng quạt cho chồng ngủ cho ta thấy tình cảm yêu thương, dịu dàng nàng dành cho chồng.

Nhưng người phụ nữ đẹp người đẹp nết ấy lại phải chịu một nỗi oan bi thảm và bế tắc. Quá yêu chồng, Thi Kính quyết định xén chiếc râu mọc ngược trên cằm Thiện Sĩ. Nàng đâu ngờ hành động ấy lại là mồi lửa gây ra mọi oan ức và bất hành sau đó.

Thiện Sĩ hiểu nhầm hành động của vợ , chàng đã la toáng lên. Bà mẹ chồng nghe thấy tiếng kêu, xồng xộc chạy vào phòng. Sau những lời phân trần lửng lơ của con trai, bà ta đã quy luôn cái án giết chồng cho nàng. Không những thế, với “trí tưởng tượng cực kì phong phú”, bà ta vấy thêm cái tội nàng thất tiết “trót say hoa đắm nguyệt, trên dâu dưới bộc hẹn hò”.

Quá oan uất, Thị Kính đã 5 lần kêu oan:

Lần thứ nhất, nàng kêu oan với ông trời, kêu với mẹ chồng: “Giời ơi! Mẹ ơi! Oan cho con lắm mẹ ơi!”. Thế nhưng, lời lẽ của nàng đã không thể đạp tan được nỗi hoài nghi trong lòng bà ta. Nàng bị lấn lướt, thậm chí còn bị vu thêm tội.

Lần thứ 2, nàng kêu với mẹ chồng: “Oan cho con lắm mẹ ơi!”. Bà mẹ vốn đã không ưng ý từ lâu, đã mượn lời sỉ vả nàng thậm tệ.

Lần thứ ba, nàng kê với chồng: “Oan thiếp lắm chàng ơi!”. Thế nhưng, Thiện Sĩ nào tin, chàng bỏ măc trong tuyệt vọng.

Lần thứ tư, nàng quay lại nài nỉ với mẹ chồng một lần nữa: “Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!”. Liền đó, nàng bị dúi ngã.

Lần thứ năm, nàng kêu với cha đẻ (Mãng ông): “Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!”. Mãng ông cảm thông với nỗi oan của nàng nhưng không hoá giải được nỗi oan của con.

Thị Kính đã kêu oan nhưng đâu có cơ hội nào để nàng được giãi bày. Ba lần nàng cất tiếng kêu oan với mẹ chồng thì cả ba lần tiếng nức nở nghẹn ngào ấy đểu bị chẹn lại, thậm chí nàng còn bị vu thêm tội. Thị Kính kêu oan với người chồng mà nàng yêu thương thì người chồng nhu nhược ấy chi nghe lời mẹ bỏ mặc nàng trong tuyệt vọng. Trong gia đình nhà chồng, Thi Kính hoàn toàn cô độc.

Chỉ duy có lần kêu với cha nàng nhận được sự cảm thông chia sẻ. Người cha thương con nhưng cũng không tài nào hoá giải được nỗi oan của con. Ông chỉ biết khuyên con: “Con ơi dù oan dù nhẫn chẳng oan Xa xôi cha biết nối con nhường nào.”

Mặc dù bị đổ oan nhưng lời nói của Thị Kính vẫn rất hiền lành, từ tốn, vẫn giữ đúng phép tắc. Cử chỉ, hành động của nàng yếu đuối, nhẫn nhục. Qua đó, ta thấy được tính cách dịu dàng, phẩm chất, nết na của nàng. Kết cục của nỗi oan là mối tình vợ chòng Thị Kính-Thiện Sĩ tan vỡ! Thị Kính bị đuổi về nhà mẹ đẻ.

Song Thị Kính không chi bị oan mà nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn. Nàng bị rẻ rúng, khinh miệt, nàng bị đổ tội chỉ vì nàng không phải là con nhà “cao môn lệnh tộc”. Mà cứ theo lập luận khăng khăng của Sùng Bà thì “mày là con nhà cua ốc cho nén chữ tam tòng mày ăn à đơn sai”. Nàng thật xấu xa và đáng khinh miệt. Nàng không chính chuyên cũng chỉ vì nàng có thân phận thấp hèn. Có lẽ nỗi đau trào lên tột cùng trong lòng Thị Kinh khi nàng phải chứng kiến thêm cảnh người cha già thân yêu bị chính cha chồng khinh miệt, dúi ngã.

Cuối cùng, trong đớn đau và tuyệt vọng, Thị Kính quyết định đi tu, chấm dứt duyên trần. Mặt tích cực của hành động này: nàng muốn sống ở đời để tỏ rõ con người đoan chính, muốn nỗi oan được hoá giải. Mặt tiêu cực: nàng cho rằng khổ là do số kiếp, “phận hẩm duyên ôi”, tìm vào cửa Phật tu tâm.

Cuộc đời và nỗi oan đẫm nước mắt của Thị Kính gợi cho ta niềm cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thành ngữ “Oan Thị Kính” dùng để nối về nỗi oan quá mức, cùng cực và không thể nào giãi bày dược. Ngược lại, “Oan Thị Màu” để chi người không oan nhưng lại la lối là bị oan.

Nhân vật Sùng bà.

Sùng bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác tiêu biểu trong nghệ thuật chèo. Nhân vật Sùng bà đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.

Qua ngôn ngữ, hành động cử chỉ của Sùng bà, ta thấy được bản chất độc ác, tàn nhẫn của bà ta. Hành động, cử chì dúi đầu Thi Kính ngã xuống, bắt ngửa mặt lên, dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống, đòi chém bổ băm vằm xả xích mặt, đuổi Thị Kính về nhà…

Hành động của Sùng bà diễn ra nhanh, rất tàn nhẫn và thổ bạo. Khi nói về mình, bà ta cao giọng. Nào là giống nhà bà đây giống phượng, giống công. Nào là nhà bà dây cao môn lệnh tộc. Còn nói về nhà Thị Kính, bà ta miệt thị, khinh bỉ tột cùng. Mụ chê bai: Mày là con nhà cua ốc. Đồng nát thi về Câu Nôm. Chúng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ. Nào là trứng rồng lại nở ra rồng; liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Lời lẽ của mụ rặt sự phân biệt đối xử. Vốn từ ngữ để phân biệt chuyện “thấp cao” của mụ thật phong phú. Trong lời lẽ của mụ, quan hộ giữa mụ và Thị Kính đã vượt ra khỏi quan hộ mẹ chồng – nàng dâu. Quan hệ ấy được mụ đặt đúng, trả đúng vào vị trí của nó : quan hệ giai cấp. Mâu thuẫn giai cấp bám rễ vào trong vấn đề hôn nhân phong kiến thật sâu sắc.

Lời lẽ của Sùng bà được thể hiện qua các làn điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt, ví von cũng nói chữ, cũng sử dụng tục ngữ ca dao nhưng rất thô tục. Lời lẽ ấy lấp liếm, thắt buộc, vu vơ và độc địa kèm với giọng điệu mỉa mai, cay nghiệt làm nổi bật tính cách độc ác, hợm hĩnh của Sùng bà.

Nhân vật Sùng bà hiện lên thật sống động, người ta có cảm giác vừa ra đến sân khấu mụ ta đã khoa chân múa tay, nhảy thênh thếch như nhảy đổng.

Nhân vật Sùng ông.

Khi Sùng bà và Sùng ông cùng xuất hiện, Sùng ông như một cái bóng của vợ mình. Sự xuất hiện của nhân vật này có tính chất như một hề chèo. Hắn làm ta bật cười bởi những lời nói ngô nghê chẳng ăn nhập với những lời vu vạ của mụ vợ “ơ thế nổ kề cổ mày hay kề cổ ai hở con? “. Với lời nói đế leo theo mụ vợ “Thì mày ngửa cổ lên cho bà ấy xem “. Với cái hành dộng máy móc, xuẩn ngốc “ơ thế bà bảo tôi ngồi chết gí ở đây thì tôi đừng ngồi à? ”.

Nhưng khi Sùng bà lui vào sân khấu, Sùng ông hiện hình “oai” lắm. Bao nhiêu cái đểu giả độc ác được phô bày. Giọng lưỡi, thủ đoạn của hắn cũng mỉa mai, cay độc, phỉnh phờ, bày trò lừa gạt. Thậm chí hắn còn giở thói vũ phu dúi ngã cả thông gia. Về bản chất hắn chẳng khác gì vợ hắn. Chúng có thú vui, hả hê khi làm điều ác.

Nhân vật Thiện Sĩ.

Cả trích đoạn chèo hình ảnh Thiện Sĩ mờ nhạt như chính tính cách nhu nhược, đớn hèn của anh ta. Những tưởng một Thiện Sĩ phần đầu đoạn trích sẽ là một người hào hoa, học rộng hiểu nhiều, ai dè càng những cảnh sau, càng thấy một Thiện Sĩ rỗng tuếch.

Vở chèo cũng như trích đoạn có rất nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tiêu biểu cho nghệ thuật sân khấu chèo nói chung : Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao, ngôn ngữ là lời ăn tiếng nói quen thuộc hàng ngày của nhân dân lao động. Tình tiết, hành động kịch diễn ra nhanh, hấp dẫn. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc. Có sự đan xen giữa cái bi và cái hài khiến vở chèo và trích đoạn thêm phần hấp dẫn.

Quan Âm Thị Kính là một sáng tạo hết sức quan trọng của quần chúng; nó chuyển từ một chủ để có tính chất bi kịch sang một chủ đề có tính chất hài kịch, xóa bỏ hầu hết những yếu tố tôn giáo yếm thế và siêu hình và lồng vào đấy tiếng cười phê phán xã hội phong kiến thối nát trong nông thôn ngày trước. Đó là tiếng cười đại diện cho nhân sinh quan khỏe mạnh của quần chúng.

  • Kết bài:

Vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng dã ca ngợi người phụ nữ đức hạnh, vị tha, là tấm gương nhẫn nhục chịu đựng mọi nỗi đắng cay oan nghiệt trong cuộc đời, đồng thời lên án tố cáo một cách đanh thép xã hội phong kiến xấu xa, tàn ác đã coi rẻ, chà đạp lên cuộc sống, hạnh phúc và nhân phẩm, danh dự của người phụ nữ, đẩy họ vào bước đường cùng không lối thoát.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.