Phân tích ý nghĩa hình tượng cuốn sổ gia đình trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình

phan-tich-y-nghia-hinh-tuong-cuon-so-gia-dinh-trong-truyen-ngan-nhung-dua-con-trong-gia-dinh

Phân tích ý nghĩa hình tượng cuốn sổ gia đình trong truyện ngắn “Những đứa con trong gia đình”

“Những đứa con trong gia đình” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Thi và là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học miền Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đọc tác phẩm, người đọc không thể không chú ý đến cuốn sổ gia đình Việt và Chiến, một hình tượng nổi bậc, được nhắc đi nhắc lại nhiều lần.

Hình tượng cuốn sổ gia đình được nhắc tới mấy lần trong truyện có ý nghĩa nghệ thuật rất quan trọng. Nó hé lộ cho ta thấy ý đồ nghệ thuật của nhà văn muốn qua câu chuyện một gia đình mà đề cập những vấn đề khái quát hơn. Lời của chú Năm trong truyện đã nói lên điều đó: “Chú thường ví chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó. Chú kể chuyện con sông nào ở nước ta cũng đẹp, cũng lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn ruộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó, lòng tốt của con người cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, chị em Việt lớn lên rồi sẽ biết, rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”. Thông thường, sự khái quát nghệ thuật của Nguyễn Thi là như vậy. Nó luôn tự nhiên như đời sống do bắt mạch thực sự được vào cuộc sống.

Trên một ý nghĩa khác, hình tượng cuốn sổ gia đình ngầm chứa chức năng lí giải chiều sâu hành động hiện tại của các nhân vật. Cuốn sổ ghi chép đủ những sự việc đáng nhớ xảy ra với gia đình lớn của chị em Chiến – Việt, từ chuyện người nào bị giặc giết vào ngày nào đến chuyện ai bị chúng nhục mạ ra sao. Đặc biệt, cuốn sổ kể khá tỉ mỉ từng chiến công đánh giặc của các thành viên gia đình, trong đó có chiến công của Chiến và Việt theo du kích bắn tàu Mĩ trên sông Định Thuỷ. Cuốn sổ – ấy là lịch sử một gia đình, nó cho thấy truyền thống và sự tiếp nối. Nó là một hình thức giáo dục lòng tự hào về truyền thống mà chú Năm rất có ý thức xây dựng cho thế hệ con cháu. Chú nói : “Chừng nào bây trọng trọng (lớn lớn) tao giao cuốn sổ cho chị em bây”. Câu nói ấy cũng rất mực tự nhiên mà chứa đầy ý nghĩa. Chính thế hệ mới sẽ là người viết tiếp những trang mới, vẻ vang cho truyền thống. Không thể nói mọi chiến công mà Chiến và Việt lập được lại không liên quan tới cuốn sổ gia đình này. Kể lại sự việc nhưng không bao giờ quên khám phá chiều sâu của nó chính là thuộc tính bản chất của ngòi bút Nguyễn Thi.

Nguyễn Thi đã sử dụng nghệ thuật đồng hiện khi xây dựng hình tượng cuốn sổ gia đình và cuộc chiến đấu của gia đình. Đây là một thủ pháp khá quen thuộc về kết cấu tác phẩm, một yếu tố thuộc về hình thức. Thủ pháp đồng hiện góp vai trò quan trọng trong công việc này. Nó là một trong những thủ pháp tạo ra được lối kết cấu độc đáo. Từ đó, cốt truyện nhân vật, chủ đề được thể hiện, gây hiệu quả nghệ thuật sâu sắc. Dựa vào suy nghĩ của mình, tác giả thể hiện các sự kiện trong một thời điểm, các nhân vật trong cả hai mảng thời gian hiện tại và quá khứ đan xen nhau rất có hiệu quả .

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nhân vật Việt và Chị Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. - Theki.vn
  2. Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là một bức tranh sử thi đồ sộ, hoành tráng về con người Nam Bộ trong chiến đấu nói riêng và cả cộng đồng dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ nói

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.