Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

phan-tich-y-nghia-va-gia-tri-truyen-ngan-chi-pheo-cua-nam-cao-10481-2

Ý nghĩa và giá trị truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao

  • Mở bài:

Nam Cao (1917-1951) là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. tuy bề ngoài lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại hết sức phong phú. nhiều người xem ong là người trí thức “trung thực vô ngần”, luôn nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc của nam Cao và của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX.

  • Thân bài:

Chí Phèo ra đời năm 1941. Tác giả dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng – quê hương tác giả – rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này. Lúc đầu, tác phẩm có tên là Cái lò gạch cũ, sau đó nhà xuất bản tự ý đổi thành Đôi lứa xứng đôi, cuối cùng khi in lại, tác giả đổi lại là Chí Phèo.

Tác phẩm kể về nhân vật cùng tên Chí Phèo – một đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi trong một cái lò gạch cũ. Hắn được người làng chuyền tay nhau nuôi. Lớn lên, Chí Phèo đi ở hết nhà này tới nhà nọ và làm canh điền cho lí kiến. Vì ghen tuông vô lí, lí kiến đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy năm sau Chí Phèo trở về làng trong một bộ dạng khác hẳn. Hắn bị Bá Kiến lợi dụng và biến thành tay sai. Hắn trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, chuyên rạch mặt ăn vạ và gây tai họa cho người trong làng.

Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã làm Chí Phèo hồi sinh, hắn khao khát làm hòa với mọi người và sống lương thiện. Nhưng bà cô Thị Nở và cái xã hội đương thời đã chặn đứng con đường trở về làm người lương thiện của Chí. Tuyệt vọng, hắn tìm giết Bá Kiến và tự sát. Nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn xuống bụng và thầm nghĩ đến một cái lò gạch bỏ không, xa đường cái và vắng người qua lại.

Nam Cao mở đầu truyện bằng hình ảnh Chí Phèo say lướt khướt, vừa đi vừa chửi. Đó là sự xuất hiện độc đáo của nhân vật Chí Phèo. Tiếng chửi của hắn thật đặc bit. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn. Hình dung Chí Phèo trong cảnh đầu xuất hiện thể hiện sự tha hóa của Chí. Đó là một anh Chí cô độc, khao khát được giao tiếp với cuộc đời. Một anh Chí với tâm trạng uất hận, căm phẫn, thù hận đến tột độ.

Qua hình dung vừa đáng sợ lại vừa đáng thương của Chí Phèo, Nam Cao thể hiện sự cảm thương sâu sắc đối với nhân vật. Đồng thời, đó cũng là cách tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện, gây chú ý đối với người đọc.

Từ khi ra đời cho đến khi bị đẩy vào tù, Chí Phèo là người nông dân lương thiện và đáng thương. Sinh ra đã bị bỏ rơi. Một anh đi thả ống luon nhặt được Chí Phèo trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái gạch bỏ không, sau đó chuyền tay cho người nuôi.

Chí phèo bất hạnh từ lúc thở hơi thở đầu tiên, nhờ trừi thương, hắn lớn lên trở thành anh canh điền khỏe mạnh, “hiền như đất”, có lòng tự trọng và có ước mơ lương thiện. Cái chất lương thiện ấy chưa bao giờ từ bỏ hắn dù có những lúc hắn chìm đắm trong nghiện ngập và tội lỗi.

Bị Bá Kiến vô cớ đẩy vào tù dã chuyển hướng cuộc đời anh Chí. Sự tàn ác của Bá Kiến và sự tiếp tay của nhà tù thực dân đã nhào nặn, khiến Chí Phèo tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính.

Về nhân hình, trông đặc như thằng sang đá, cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn. Về nhân tính, từ một anh Chí hiền lành trở thành một kẻ liều mạng, tàn ác; chửi bới, kêu làng, đập phá, đâm chém… Chí Phèo thực sự trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Một Chí phèo đáng thương đến thế còn bị Bá Kiến lợi dụng, biến thành tay sai. Chí Phèo triền miên trong những cơn say, thành một kẻ mù quáng, gây biết bao tai họa cho người nông dân lương thiện. Chí bị khai trừ ra khỏi cộng đồng, sống tăm tối như thú vật.

Từ khi gặp Thị Nở cho đến khi tự sát là một cuộc vận động và đấu tranh dữ dội giữa cái thiện và cái ác, giữa con quỷ và lương tri bên trong Chí Phèo.

Tình huống gặp Thị Nở đã tạo nên sự đột biến trong số phận, tâm lý, tính cách Chí Phèo. Đối với Chí phò, Thị Nở là một người hoàn toàn xa lạ. Mà chẳng riêng gì Thị Nở, cả làng Vũ Đại hắn nào nhớ đến một ai. Một đêm say rượu, nhìn thấy Thị Nở nằm ngủ hớ hênh bên bụi chuối ven đường, hắn đã ăn nằm với chị. Sạu cái đêm định mệnh đó, Chí Phèo hoàn toàn thay đổi.

Chí Phèo tỉnh rượu trong trạng thái lâng lâng. Hắn nhận ra dấu hiệu tươi đẹp của cuộc sống với “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”; thấy lòng buồn vô cớ. Hắn bỗng nhớ lại quá khứ “hình như có một hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải…”. Hắn khao khát có được một gia đình hạnh phúc. Lần đầu tiên sau bao tháng ngày say sỉn, hắn thực sự muốn sống gắn bó với ai đó.

Chí Phèo còn ý thức được tình trạng của bản thân: “hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc…đã tới cái dốc bên kia của đời”. Đó là một thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại. Hắn bắt đầu thấy sợ. Hắn sợ sự cô đơn, sợ sự im lặng và bên cạnh không có một ai. Điều đó có nghĩa là hắn muốn sống một cuộc sống của một con người bình thường, có quyền được làm những điều mình muốn, xuất hiện ở bất kì đâu và gặp gỡ tất cả mọi người. Một cuộc sống đơn giản như thế nhwung đối với Chí Phèo là cả một vấn đè hệ trọng. Đặc biệt là lúc này, khi hắn đã lún sâu vào tội lỗi.

Tình yêu thương và sự ân cần của Thị Nở đã đánh bừng khát vọng sống ở Chí Phèo. Giờ đây, nó không còn ẩn trong ý nghĩa nữa mà thực sự bùng phát ra bên ngoài, nơi ánh mắt, vẻ mặt, lời nói và cả hành động. Khi đón nhận bát cháo hành của Thị Nở, Chí Phèo ngạc nhiên, cảm động: “mắt hình như ươn ướt”, vừa vui vừa buồn, ăn năn, hối hận,… Hắn hối hặn vì bấy lâu nay không phát hiện ra niềm vui nhỏ bé ấy. Hắn hối hận vì đã làm sống một cuộc sống tàn bạo với mọi người trong khi vẫn có người dành cho hắn tình yêu thương ngọt ngào, dễ chịu nhất.

Hắn thèm lương thiện. Hắn muốn lương thiện, Hắn muốn làm hòa với mọi người. hắn khao khát được bước vào thế giới của mọi người. Chí Phèo hi vọng Thị Nở sẽ là cầu nối để Chí trở lại “cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện” ấy. Nó ở ngay bên cạnh Chí đó thôi nhưng bây giờ đối với Chí sao xa quá là xa.

Sự hồi tỉnh của Chí Phèo là một tin vui đối với làng Vũ Đại. Thế nhưng, tin vui ấy chưa được công bố thì cuộc đời Chí Phèo, một lần nữa lại đổi hướng.

Bị Thị Nở tự chối, Chí Phèo rơi vào bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người. quá tuyệt vọng, Chí cầm dao đi đòi quyền lương thiện theo cách của mình. Thay vì đến nhà thị Nở, Chí lại đến nhà Bá Kiến, giết hắn rồi tự kết liễu sau một loạt câu hỏi tỉnh táo trong giờ phút đau khổ nhất đời mình : “Tao muốn làm người lương thiện”, “Ai cho tao lương thiện?”, “Tao không thể làm người lương thiện nữa”. Chí Phèo chết bi thảm trong niềm khao khát làm người lương thiện nhưng không thể trở lại cuộc sống con người.

Giết Bá Kiến không phải phản ứng của một kẻ say rượu mà chính vì mối thù hằn từ lâu trong Chí giờ đây đã bùng cháy. Cái chết của Chí Phèo cho thấy niềm khao khát cháy bỏng được sống lương thiện của Chí Phèo và có sức tố cáo mãnh liệt xã hội phong kiến.

Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về với xã hội loaì người. Cái chết chứng tỏ niềm  khao khát sống lương thiện còn cao hơn cả tính mạng. Cái chết của Chì Phèo chính là bằng chứng đanh thép và chân thực tố cáo xã hội vô nhân đạo, đểu cán đẩy những người lương thiện như y vào con đường tội lỗi và cuối cùng phải lấy cái chết như một sự giải thoát.

  • Kết bài:

Chí Phèo là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Qua truyện ngắn này, Nam Cao đã khái quát một hiện tượng xã hội nông thôn Việt Nam trước cách mạng một bộ phận nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Nhà văn đã kết án đanh thép cái xã hội tàn bạo tàn phá cả thể xác và tâm hồn người nông dân lao động, đồng thời khẳng định bản chất lương thiện của họ, ngay trong khi họ bị vùi dập mất cả nhân hình, nhân tính. Chí Phèo là một tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo tốt đẹp, niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.

  • Câu hỏi và đề luyện tập:

1. Ý nghĩa chi tiết tiếng chửi ở phần mở đầu truyện ngắn Chí Phèo.
2. Việc gặp gỡ Thị Nở đã có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc đời Chí Phèo? Những gì đã diễn ra trong tâm hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ đó?2
3. Ý nghĩa chi tiết bát cháo hành.
4. Phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở cho đến khi tự sát.
5. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong truyện này có gì đặc sắc?
6. Giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.