Cảm nhận bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải

pho-gia-ve-kinh-tran-quang-khai-lop-7-11718-2

Cảm nhận bài thơ “Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải

  • Mở bài:

Trần Quang Khải là vị dũng tướng có công công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên xâm lược. Bài thơ PHÒ GIÁ VỀ KINH (Tụng giá hoàn kinh sư) là một trong những bài thơ xuất sắc, hiếm hoi còn để lại của Trần Quang Khải và của nền thi ca Lý-Trần

  • Thân bài:

Đây là bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng. Đặc biệt bài thơ nhắc lại hai chiến thắng vang dội của quân và dân ta đời Trần năm 1285 tại bến Chương Dương và cửa Hàm Tử dưới sự chỉ huy của Thái sư Trần Quang khải góp phần xoay chuyển thế trận, tạo điều kiện cho ông hộ giá đưa vua Trần Nhân Tông về lại kinh thành Thăng Long

Bài thơ được viết khi Trần Quang Khải đi đón hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông) về Thăng Long ngay sau khi chiến thắng Hàm Tử, Chương Dương và giải phóng kinh đô (1285). Bài thơ ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần, hào khí Đông A, khẳng định quyết tâm và khát vọng xây dựng nền thái bình muôn đời cho đất nước.

“Tụng giá hoàn kinh sư” là bài thơ của một vị chủ tướng nói về những chiến công của quân và dân ta đã đạt được trong hai cuộc kháng chiến. Mà ông là người cũng có những đóng góp không nhỏ để lập nên những chiến công lớn lao, hiển hách đó.

Hai câu thơ đầu bài thơ tập trung khắc hoạ nhũng chiến công lùng lẫy của quân ta:

Đoạt sóc Chương Dương độ,
Cầm Hồ Hàm Tử quan.

Hai câu thơ đầu nhịp thơ khẩn trương, mạnh mẽ, chỉ có vẻn vẹn mười chữ nhưng lượng thông tin nén trong chúng chật ắp. Những động từ mạnh được đảo lên dầu câu thơ.’ đoạt, cầm đã diễn tả một cách sinh động thế chủ động áp đảo, đầy uy lực của quân đội nhà Trần trước kẻ thù. Trong cái thế vũ bão của quân dân ta, hình ảnh kẻ thù trờ nên bạc nhược, đáng khinh (Hổ: cách dùng của người Trung Quốc với thái độ khinh miệt).

Hai câu thơ ngắn gọn đó có tói 4 tiếng nói về hai địa danh: Chương Dương và Hàm Tử. Đó là những địa danh hào hùng gắn với những chiến công giòn giã làm đảo ngược tình thế. Mới ngày nào, hơn 50 vạn quân do Thoát Hoan cẩm đầu tràn sang như sóng dữ hòng nuốt chửng Đại Việt.

Giặc từ hai phía kẹp lại như gọng kìm, từ Nam Quan đánh xuống, từ Chiêm Thành đánh ra. Vận nước như ngàn cân treo sợi tóc. Quân ta phải rút lui chiến lược. Nhưng sự đồng lòng của vua tôi nhà Trần, tài thao lược của các tướng sĩ đã làm thay đổi cục diện chiến trường.

Tháng 4 năm Ất Dậu (1285), rồi tháng 6 năm đó, quân ta liên tiếp giáng đòn sấm sét xuống đầu quần giặc. Chiến công nối tiếp chiến công, niềm hân hoan chiến thắng vang lừng non sông. Trước mắt ta như hiện ra hình ảnh của đoàn quân tràn đầy khí thế, bước hành quân rầm rập, tung bừng ngọn cờ khải hoàn: Ba quán hùng khí át sao Ngưu (Phạm Ngũ Lão, Tỏ lòng). Câu thơ của Trần Quang Khải như một trang kí sự chân thực, hào hùng.

Điều đặc biệt là tác giả không liệt kê các chiến thắng theo trình tự thời gian mà ông đã nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Trong lúc này tác giả và quân dân đời Trần đang sống trong không khí chiến thắng Chương Dương đang diễn ra. Từ niềm vui đó mới sống lại chiến thắng Hàm Tử trước khoảng hai tháng vì thế mà chiến tháng Chương Dương sau nhưng được ca ngợi trước. Hai địa danh này trở thành hai chiến công rực rỡ ở đời nhà Trần.

Có lẽ không chi bởi trận Chương Dương có tính chất quyết định để giải phóng kinh đô mà còn bởi chiến thắng ấy vừa mới diễn ra, tính thời sự nóng hổi. Hơi thở của hào khí Đông A còn vang dội, niềm hân hoan, phấn khởi như đang truyền đến từng người. Ẩn sau cách kể khách quan của tác giả phải chăng còn là niềm tự hào và chút phấn chấn của riêng Trần Quang Khải khi chính ông góp sức vào sự nghiệp bảo vệ đất nước trước họa xâm lăng ?

Hai câu thơ cuối thể hiện khát vọng hòa bình như một lời động viên xây dựng, phát triển đất nước với niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước:

Thái bình tu nỗ lực,
Vạn cổ thử gian san.

Đất nước đã sạch bóng quăn thù, nền thái bình đang mở ra một tương lai tươi sáng hơn cho dân tộc, nhưng tác giả vẫn không quên nhắc nhở về nhiệm vụ trước mắt và cũng là nhiệm vụ lâu dài: Thái bình tu trí lực. Tu trí lực nghĩa gắng sức đem tài trì, đem sức người, sức của ra xây dựng lại đất nước ngày càng vững mạnh.

Theo nhà thơ, sự bền vững và thịnh trị của dân tộc không phải tự nhiên mà có, mà nó là kết quả phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân dân. Điều này bộc lộ tầm nhìn xa trông rộng của một nhà chiến lược lớn Trần Quang Khải. Ông đã không “ngủ quên” trong chiến thắng mà chính lòng tự hào về những chiến công đạt được ngày hôm nay đã thôi thúc ý chí, quyết tâm xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh.

Lời thơ của Trần Quang Khải nhắn nhủ tới mỗi chúng ta bài học cảnh giác hết sức sáu sắc. Không những thế lời thơ còn là lời khích lê, động viên, lời truyền gửi tới mỗi chúng ta niềm tin vào sức mạnh tự cường sẽ xây dựng “non sông nghìn thuở vững âu vàng” (Trần Nhân Tông, Tức sự). Phải là người rất thông minh, tài hoa và có tấm lòng yêu nước thương dân cao cả, Trần Quang Khải mới viết nên những vần thơ sâu xa, lí thú đến như vậy.

Bài thơ mang tính thời sự nóng hổi nhưng lại mang ý nghĩa lâu bền bởi bài thơ không chỉ chứa dựng hào khí chiến đấu và khát vọng hoà bình của cha ống ta dời nhà Trần, mà đó cũng là hào khí và khát vọng muôn đời của dân tộc ta trong mọi thời đại. Ý tưởng và suy nghĩ đó xuất phát từ đáy lòng, từ trái tim yêu nước và hùng khí của một nhà quý tộc tôn thất, vị tướng lĩnh tài ba, một nhà ngoại giao, một nhà chính trị xuất sắc đầu đời Trần.

Phò giá về kinh biểu đạt ý tưởng lớn lao, rõ ràng theo kiểu nói cô đúc, giọng chắc nịch, không văn hoa. Cảm xúc trữ tình được ẩn chứa bên trong ý tưởng. Bài thơ được đánh giá là “khúc ca khải hoàn” ca ngợi hào khí chiến thắng oanh liệt của quân dân đời Trần trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên.

Bài thơ dử dụng các động từ mạnh trong việc miêu tả hai chiến thắng: Chương Dương và Hàm Tử. Câu trên đối xứng với câu dưới về thanh, nhịp, ý. Giọng điệu, âm hưởng thơ hùng hồn, mạnh mẽ phản ánh chân thực hào khí Đông A.

  • Kết bài:

Bài thơ bộc lộ niềm sảng khoái của người chiến thắng, thể hiện hào khí Đông A của thời đại nhưng lại không mang niềm vui an lạc. Vị chiến tướng chưa kịp nghĩ ngơi đã lo đến nhiệm vụ trước mắt cũng là kế sách lâu dài cho vương triều, cho đất nước. Bài thơ chỉ có hai mươi chữ nhưng đã vừa bô’ cáo được thành quả thời kỳ chiến tranh giữ nước lại vừa đặt ra nhiệm vụ trong hòa bình. Trần Quang Khải là một chiến tướng đồng thời là một nhà chiến lược”.

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1: Trả lời ngắn gọn.

+ Bài thơ “Phò giá về kinh” viết theo thề thơ nào?
+ Bài thơ tái hiện chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc?
+ Bài thơ “Phò giá về kinh” được đánh giá là gì?
+ Tình cảm và thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ là gì?
+ Biện pháp nghệ thuật nào đã dược sử dụng trong hai câu thơ đầu bài thơ?

Câu 2: Cách đưa tin chiến thắng trong hai câu thơ đầu bài thơ có gì đặc biệt? Tại sao tác giả lại sử dụng cách đó?
Câu 3: Hai câu thơ cuối, tác giả đã gửi gắm điều gì? Qua đó, em nhận xét gì về tầm tư tưởng của nhà thơ?
Câu 4: Hào khí Đông A được thể hiện như thế nào qua bài tha Tụng giá hoàn kinh sư?
Câu 5: Điểm giống và khác nhau giữa bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.

Giống nhau:

– Đều diễn đạt ý tưởng và cách nói chắc nịch, cô đúc trong đó ý tưởng và cảm xúc hoà làm một.

– Đều thể hiện bản lĩnh khí phách hào hùng của dân tộc ta. Một bài là nêu cao chân lí vĩnh viễn, thiêng liêng: Nước Việt Nam là của người Việt Nam, kẻ thù xâm phạm tất sẽ bị bại vong. Một bài là thể hiện khí phách hào hùng dân tộc, khát vọng xây dựng và phát triển cuộc sống hoà bình, niềm tin vào sự bền vững muôn đời của đất nước.

Khác nhau:

Bài (1) viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Bài (2) viết theo thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Vẻ đẹp “hào khí Đông A” thể hiện trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão - Theki.vn
  2. Phân tích vẻ đẹp chí nam nhi qua bài thơ "Tỏ Lòng" của Phạm Ngũ Lão - Theki.vn
  3. Cảm nhận "Hào khí Đông A" trong bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.