Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Thơ không phải chỉ nhìn nhận mà còn tu sửa.

qua-bai-tho-doan-thuyen-danh-ca-cua-huy-can-hay-lam-sang-to-y-kien-tho-khong-phai-chi-nhin-nhan-ma-con-tu-sua

Thơ không phải chỉ nhìn nhận mà còn tu sửa. Qua bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận, hãy làm sáng tỏ ý kiến.

  • Mở bài:

– Giới thiệu về ý kiến: “Thơ không phải chỉ nhìn nhận mà còn tu sửa”.

– Giới thiệu về tác giả Huy Cận và tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá”.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

“Thơ”: thể loại văn học trữ tình đề cao cảm xúc.

“Nhìn nhận” : phản ánh hiện thực đang có. Đó là khả năng khám phá, thấu thị, nắm bắt quy luật, bản chất … của con người và hiện thực.

“Tu sửa”: khả năng dự báo, định hướng, thanh lọc … con người và hiện thực.. Đây là cách nói ẩn dụ, văn chương nói chung và thơ ca nói riêng không sao chép, chụp lại, mô phỏng hiện thực mà còn sáng tạo hiện thực theo “cái nhìn” của riêng người nghệ sĩ bao gồm hiện thực bề sâu và hiện thực tâm trạng.

→ Ý kiến: “Thơ không phải chỉ nhìn nhận mà còn tu sửa” khẳng định mối quan hệ biện chứng giữa văn học và hiện thực đời sống, thể hiện qua sứ mệnh/chức năng xã hội của thơ ca: đề cao tính chủ thể sáng tạo, cái nhìn riêng độc đáo của người nghệ sĩ.

2. Bàn luận.

– Thơ ca nói riêng và văn học nói chung không chỉ là “công cụ khám phá, hiểu biết và sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng) mà còn tham gia vào quá trình cải tạo xã hội “thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác” (Thạch Lam), tham gia có ý thức vào quá trình kiến tạo xã hội (dự báo, định hướng, thanh lọc con người và xã hội đến với giá trị nhân văn cao đẹp, hướng tới chân thiện mĩ).

– Vì sao thơ không chỉ nhìn nhận mà còn tu sửa?

+ Dựa vào đặc trưng phản ánh hiện thực của văn học.

+ Dựa vào đặc trưng của thể loại thơ là đề cao tính cảm xúc, tính chủ quan.

– Thơ tu sửa như thế nào?

+ Năng lực của ngôn ngữ thơ ca khiến cho hiện thực trở nên lãng mạn, bay bổng hơn.

+ Hiện thực đa chiều, quen mà lạ với góc những nhìn thú vị trong thơ: chiều sâu của hiện thực cuộc sống.

 – Cái nhìn của nhà thơ: có tính dự báo, chứa niềm tin tích cực,…

3. Phân tích, chứng minh:

a.  Huy Cận và bài thơ Đoàn thuyền đánh cá:

– Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới. Sau Cách mạng thơ Huy Cận tràn đầy niềm vui, niềm tin yêu cuộc sống mới.

– Thiên nhiên vũ trụ là nguồn cảm hứng dồi dào trong thơ Huy Cận và nó mang những nét đẹp riêng.

Đoàn thuyền đánh cá là kết quả của chuyến đi thực tế, ca ngợi con người lao động mới trên hai đặc điểm: tinh thần làm chủ và tràn đầy niềm vui (đây là luồng gió mới trong phong cách sáng tác thời kì miền Bắc xây dựng xã hội chủ nghĩa).

2. Phân tích:

a. Đoàn thuyền đánh cá thể hiện sự nhìn nhận thấu thị của thi ca:

– Hiện thực được nhìn nhận: Công việc đánh cá vào ban đêm nhọc nhằn, vất vả, nhiều rủi ro. Trước cách mạng, hình ảnh đó thể hiện sự cô đơn tội nghiệp của con người trước thiên nhiên.

+ Nhận thấy sự trù phú, huy hoàng của thiên nhiên đất nước qua vẻ đẹp biển Hạ Long: bao la hùng vĩ; thơ mộng huyền diệu; giàu có, phong phú, dồi dào; hiền từ, hào phóng ban tặng sản vật cho con người.

+ Nhận thấy vẻ đẹp của con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước: con người với tâm thế chủ động, trạng thái lao động hăng say, miệt mài; qua thái độ lạc quan, tâm hồn phơi phới niềm vui, niềm tin; qua thành quả lao động tập thể.

b. Đoàn thuyền đánh cá thể hiện sự tu sửa, thanh lọc, dự báo, dẫn đường đến xứ sở cái đẹp của thi ca:

– Tu sửa hiện thực:

+ Hành trình đoàn thuyền đánh cá đi vào trong đêm tối đem lại bình minh cho vùng biển.

+ Con người lao động hăng say, hòa mình vào với thiên nhiên, thiên nhiên như người bạn tri kỷ. Hình ảnh đẹp, say mê, lãng mạn.

+ Khúc ca: ca ngợi thiên nhiên giàu đẹp + ca ngợi con người bằng nhịp điệu thơ dìu dặt lúc dịu êm, lúc sôi nổi.

+ Niềm vui, niềm tự hào phơi phới về cuộc đời: đặc biệt thể hiện qua niềm tin ở con người.

– Tu sửa tư tưởng và tâm hồn thi sĩ:

+ Cần “đôi mắt mới”, cách nhìn mới về vị thế của con người lao động với cách mạng và công cuộc dựng xây đất nước: người lao động là trung tâm, là người làm chủ qua việc đặt con người trong lao động, gắn với công cuộc dựng xây đất nước, với thiên nhiên bằng hình ảnh tráng lệ, cảm hứng vũ trụ, lãng mạn cách mạng.

+ Xác định đúng vị trí/chỗ đứng của người cầm bút trong mối quan hệ với hiện thực/nhân dân và cách mạng: là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa/gắn bó với vận mệnh của dân tộc, cùng máu thịt với nhân dân, nói lời riêng mà thấu triệu tâm hồn, “mất nỗi đau riêng và được niềm vui chung”/từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui/từ phù du đến phù sa/từ lẻ loi tách biệt xa cách đến gắn bó tin tưởng.

– Tu sửa cách nhìn nhận và thái độ người đọc:

+ Cần thái độ đúng về người lao động, niềm tin với cách mạng, công cuộc xây dựng đất nước từ đó có thái độ sống tích cực, sống có trách nhiệm, lao động sáng tạo…

4. Bình luận:

Khẳng định tính đúng đắn của ý kiến: Muốn là thơ ca, là nghệ thuật thì trước tiên thơ ca phải là cuộc đời, vì cuộc đời, hướng tới cuộc đời và con người.

– Bài thơ góp phần làm sáng rõ những chức năng của thơ ca qua một

– Đặt trong sự so sánh với quá trình thơ trước năm 1945 của Huy Cận.

– Lí giải: thời đại mới mang đến cái nhìn mới, cảm hứng mới cho tác giả.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại ý kiến, khái quát về vẻ đẹp của bài thơ và tài năng của Huy Cận.

– Nêu suy nghĩ của bản thân.

Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.