Qua bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hãy chứng minh: Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả

qua-but-ki-ai-da-dat-ten-cho-dong-song-hay-chung-minh-phong-cach-van-hoc-bieu-hien-truoc-het-o-cach-nhin-cach-cam-thu-co-tinh-chat-kham-pha-o-giong-dieu-rieng-biet-cua-tac-gia

Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. (Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2015)

Từ hình tượng sông Hương trong bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, anh/ chị hãy bàn luận về ý kiến trên.


Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích ý kiến.

Phong cách văn học là những nét riêng, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống… phong cách là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ trong việc đưa đến cho độc giả một cái nhìn mới mẻ về cuộc đời thông qua những phương thức, phương tiện nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người sáng tạo.

2. Bàn luận.

* Khẳng định vấn đề:

– Hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? góp phần khẳng định phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

– Nét độc đáo trong phong cách của nhà văn biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ và giọng điệu riêng biệt.

* Biểu hiện của phong cách Hoàng Phủ Ngọc Tường khi xây dựng hình tượng sông Hương.

Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá:

– Sông Hương luôn được cảm nhận ở vẻ đẹp giàu nữ tính:

+ Hình ảnh sông Hương gắn với vẻ đẹp của người con gái: cô gái Digan, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở, là người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, là người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya, là nàng Kiều trong đêm tình tự với Kim Trọng, là người con gái dịu dàng của đất nước.

+ Sông Hương được miêu tả bằng một hệ thống từ ngữ gợi nét đẹp đặc trưng của người phụ nữ: sắc đẹp dịu dàng, đường cong thật mềm, hình cung thật tròn, dòng sông mềm như tấm lụa, uốn một cánh cung rất nhẹ, điệu slow tình cảm, ngập ngừng như muốn đi muốn ở, những vấn vương của một nỗi lòng, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu… Đó là vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo nhưng cũng đầy gợi cảm.

– Sông Hương được miêu tả trong chiều sâu của những giá trị văn hóa:

+ Hình ảnh so sánh mới lạ: là bản trường ca của rừng già, vẻ đẹp trầm mặc như triết lí, như cổ thi, điệu slow tình cảm, là không gian sinh thành và nuôi dưỡng nền âm nhạc cổ điển Huế, là hành động rất lạ với tự nhiên và rất giống con người ở đây…

+ Trong quan hệ với thi ca, sông Hương luôn gợi những cảm hứng mới mẻ, không bao giờ tự lặp lại mình… Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó…

Giọng điệu riêng biệt:

– Giọng điệu tha thiết, yêu thương:

+ Dõi theo hành trình của sông Hương từ thượng nguồn cho đến khi về với biển.

+ Phát hiện những biến đổi tinh tế của sông Hương trong không gian và thời gian.

+ Phát hiện mối liên hệ khăng khít giữa vẻ đẹp của sông Hương với mảnh đất cố đô và những nét đặc trưng trong văn hóa của con người xứ Huế.

– Giọng điệu dịu dàng, mê đắm: hành trình của sông Hương được miêu tả trong sự liên tưởng đến câu chuyện tình yêu mãnh liệt, say đắm với nhiều cung bậc cảm xúc: mong đợi, vui sướng, ngập ngừng, bịn rịn, lưu luyến, nhớ nhung…

– Giọng điệu tự hào, trân trọng:

+ Khám phá nét riêng, độc đáo của sông Hương trong tương quan với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để chợt nhớ và yêu quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố.

+ Sông Hương đã sống những thế kỉ quang vinh với nhiệm vụ lịch sử của nó… là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc.

3. Đánh giá khái quát.

– Thông qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, giọng điệu riêng biệt, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đem đến cho người đọc hình ảnh một sông Hương vừa quen, vừa lạ, vừa chân thực nhưng đầy sức gợi.

– Sông Hương trong bài kí là sản phẩm của một cái tôi nghệ sĩ tinh tế tài hoa, một cái tôi giàu vốn văn hóa và trí tưởng tượng phong phú, một cái tôi say đắm với tình yêu quê hương đất nước. Cái tôi của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã làm nên sự đa dạng cho thể loại kí nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.