Qua chi tiết chiếc bóng trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ chứng mình: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn

qua-chi-tiet-chiec-bong-trong-tac-pham-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du-chung-minh-chi-tiet-nho-lam-nen-nha-van-lon

Qua chi tiết cái bóng trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ chứng mình: “Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”

“Chi tiết” là một trong những yếu tố nhỏ nhất tạo nên tác phẩm, để làm nên một chi tiết nhỏ có giá trị đòi hỏi nhà văn phải có sự thăng hoa về cảm hứng và tài năng nghệ thuật. Tầm vóc của người nghệ sỹ có thể được làm nên từ những yếu tố nhỏ nhất. Nhà văn lớn có khả năng sáng tạo được những chi tiết nhỏ nhưng giàu giá trị biểu đạt, góp phần đắc lực trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

Chi tiết “cái bóng” trong “Chuyện người con gái Nam Xương” là một hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa độc đáo, giàu giá trị nhân văn.

“Cái bóng” tô đậm thêm nét đẹp phẩm chất của Vũ Nương trong vai trò người vợ, người mẹ. Đó là nỗi nhớ thương, sự thủy chung, ước muốn đồng nhất “xa mặt nhưng không cách lòng” với người chồng nơi chiến trận. Đó là tấm lòng người mẹ muốn khỏa lấp sự trống vắng, thiếu hụt tình cảm người cha trong lòng đứa con thơ bé bỏng.

“Cái bóng”là một ấn dụ cho số phận mỏng manh của người phụ nữ trong chế độ phong kiến nam quyền. Họ có thể gặp bất hạnh bởi bất cứ một nguyên nhân vô lý nào.(Thị Kính cắt râu cho chồng) mà không lường trước được. Với chi tiết này, người phụ nữ hiện lên là nạn nhân của bi kịch gia đình, bi kịch xã hội.

“Cái bóng” xuất hiện ở cuối tác phẩm “rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất”. Khắc họa giá trị hiện thực nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Chi tiết “cái bóng” còn là bài học về hạnh phúc muôn đời: một khi đánh mất niềm tin, hạnh phúc chỉ còn là cái bóng hư ảo.

“Cái bóng” tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Chi tiết “cái bóng” tạo nên nghệ thuật  thắt nút, mở nút, mâu thuẫn bất ngờ, hợp lý. Bất ngờ từ một lời nói của tình mẫu tử lại bị chính đứa con ngây thơ đẩy vào vòng oan nghiệt; cái bóng của tình chồng nghĩa vợ, thể hiện nỗi khát khao đoàn tụ, sự thủy chung son sắt, lại bị chính người chồng nghi ngờ “thất tiết”. Hợp lý bởi mối nhân duyên khập khiễng chứa đựng nguy cơ tiềm ẩn. Vũ Nương kết duyên cùng Trương Sinh thất học, đa nghi, ghen tuông, độc đoán; cộng với cảnh ngộ chia ly bởi chiến tranh à nguy cơ tiềm ẩn bùng phát. “cái bóng” tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.