Qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, hãy làm rõ ý kiến: Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ

qua-doan-trich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-phu-hay-lam-ro-y-kien-nghe-thuat-chi-lam-nen-cau-tho-trai-tim-moi-lam-nen-thi-si

Qua đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”, hãy làm rõ ý kiến: “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ, trái tim mới làm nên thi sĩ”

Hướng dẫn làm bài:

Giải thích ý kiến:

“Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”:  nghệ thuật có thể hiểu là cái đẹp của lời thơ, ý thơ, tứ thơ, thể thơ, hình ảnh, gieo vần, giọng điệu; các biện pháp tu từ và các phương tiện diễn đạt…

–  “Trái tim mới làm nên thi sĩ”: tâm hồn, tình cảm, tâm nguyện của người nghệ sĩ gởi gắm vào sáng tác nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng. Chính trái tim người nghệ sĩ mới làm nên cái hồn của thơ ca.

“Nghệ thuật” “trái tim” là những chất liệu để làm nên những câu thơ hay và sản sinh ra những nhà thơ vĩ đại

⇒ Ý kiến trên khẳng định, đề cao thiên chức của nhà thơ và quá trình sáng tạo nghệ thuật.

Làm rõ ý kiến qua đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ:

* “Nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ”:

– Nghệ thuật của khúc ngâm được thể hiện ở những sáng tạo ấn tượng:

+ Thể thơ song thất lục bát với sự kết hợp hai câu thơ bảy chữ  kiểu thơ Đường thi hàm súc, trang nhã, đăng đối gợi cảnh, gợi tình tạo nên nhịp thơ buồn thương man mác.

+ Ngôn ngữ thơ: điển tích, điển cố gợi tính uyên bác, trang trọng, tài hoa.

+ Hệ thống từ láy… gợi sự mượt mà trong lời thơ.

+ Hình ảnh thơ ước lệ, giàu tính tạo hình, biến hóa linh hoạt phù hợp với bức chân dung u sầu, ai oán của nhân vật trữ tình.

+ Nghệ thuật miêu tả thế giới nội tâm sắc sảo…

+ Các biện pháp tu từ, nhạc điệu…

* “Trái tim mới làm nên thi sĩ”:

+ Một trái tim biết yêu thương, đồng cảm với nỗi bất hạnh của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến.

+ Một trái tim biết trân trọng tình yêu thủy chung và khát vọng cuộc sống bình yên, hạnh phúc của người chinh phụ.

+ Một trái tim biết lên tiếng, bênh vực cho quyền sống của con người, gián tiếp tố cáo chiến tranh phong kiến phi nghĩa…

+ Trái tim ấy ánh lên hào quang giá trị nhân văn, luôn tri âm với đồng loại và sẽ cất lên tiếng nói đồng vọng với thế hệ mai sau.

3. Đánh giá:

– “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” luôn mãi chứa đựng những nỗi khắc khoải nhân sinh, đánh thức lương tri nhân loại về ý thức đấu tranh đòi quyền sống cho con người.

– Ý kiến của André Chenien giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn, hiểu và trân trọng tấm lòng và cả những sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ cho đời.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.