Qua hình ảnh nhân vật Mị được miêu tả ở đầu tác phẩm, hãy làm rõ tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

qua-hinh-anh-nhan-vat-mi-duoc-mieu-ta-o-dau-tac-pham-hay-lam-ro-tam-long-nhan-dao-cao-ca-cua-nha-van

Qua hình ảnh nhân vật Mị được miêu tả ở đầu tác phẩm, hãy làm rõ tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát nhân vật Mị.

  • Thân bài:

1. Hình ảnh nhân vật Mị:

– Chân dung: được phác họa bằng vài nét gây ám ảnh (lúc nào cũng cúi mặt, không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, cứ ngồi mà trông ra cái lỗ vuông bằng bàn tay mờ mờ, trăng trắng).

– Hành động: khắc họa bằng những hành động liên tiếp nhau, lặp đi lặp lại (lên núi hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay).

+ Liệt kê các công việc mà Mị phải làm: hái thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô, tước đay.

+ Liệt kê thời gian: mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng, giữa năm, đến mùa, lúc đi hái củi, lúc bung ngô.

– Căn buồng Mị ở – gợi đến một không gian chật hẹp, tù túng, yếm khí, thiếu tự do; gây ám ảnh về một cuộc sống tăm tối, quẩn quanh, ngột ngạt, bế tắc của một kiếp người.

2. Tâm trạng nhân vật:

+ Bằng cách so sánh, vật hóa, tác giả đã làm nổi bật dòng tâm tư, nhận thức của nhân vật về cuộc đời, số phận nô lệ buồn đau, cực nhục của Mị, sự đọa đày cả về thể xác lẫn tinh thần đối với Mị.

+ Mị nghĩ cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến chết thì thôi thể hiện sự cam chịu, chấp nhận kiếp đời làm dâu gạt nợ, nô lệ đầy tủi nhục của Mị.

→ Tô đậm sự cực khổ của Mị khi sống trong thân phận làm dâu nhưng thực chất là nô lệ của Mị. Mị như một công cụ lao động bị bóc lột đến tàn tệ về sức lực, tê liệt cả tinh thần.

3. Nghệ thuật biểu hiện:

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, lựa chọn chi tiết đặc sắc.

– Nghệ thuật liệt kê, so sánh theo thủ pháp “vật hóa”.

– Có sự kết hợp giữa giọng trần thuật của nhà văn với dòng tâm tư của nhân vật, giúp người đọc nhập sâu vào trong dòng ý nghĩ, tâm tư của nhân vật.

– Vốn từ vựng giàu có. Hiểu biết phong phú về cuộc sống người dân Tây Bắc.

– Lời văn Tô Hoài lạnh lùng mà chất chứa xót xa thương cảm.

4. Tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài.

– Tư tưởng nhân đạo của nhà văn được thể hiện ở sự thâm nhập của nhà văn vào chính dòng tâm tư, suy nghĩ của nhân vật, qua lời văn nửa trực tiếp; ở sự thấu hiểu, lòng cảm thương của tác giả trước những đọa đày về thể xác và tinh thần mà Mị phải chịu đựng…

– Từ đó, nhà văn lên án, phê phán, tố cáo những thế lực đã chà đạp quyền sống của con người (cha con thống lí). Miêu tả hình ảnh cuộc đời lầm lụi, thể hiện niềm cảm thông, thương xót cho số phận đau khổ của người phụ nữ vùng cao trước cách mạng của nhà văn.

  • Kết bài:

– Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thể hiện tư tưởng, tình cảm nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn Tô Hoài.

Phân tích truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.