Qua hình ảnh Quang Trung Nguyễn Huệ, suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta

qua-hinh-anh-quang-trung-nguyen-hue-suy-nghi-ve-truyen-thong-yeu-nuoc

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng vua Quang Trung trong đoạn trích hồi thứ XIV của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái. Từ đó, em hãy liên hệ đến thực tế và nêu suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa cho đến nay.


Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, gồm 15 người, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Các sáng tác của họ đều viết bằng chữ Hán, bao gồm nhiều thể loại của văn học đương thời (thơ, phú, truyện, ký…). Đoạn trích Quang Trung đại phá quân Thanh thuộc Hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí, cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi có quy mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX.

  • Thần bài:

1. Cảm nhận vẻ đẹp của người anh hùng Nguyễn Huệ:

– Là một người mạnh mẽ, hành động quyết đoán: trong hơn một tháng, ông thực hiện được nhiều việc lớn: lên ngôi hoàng đế, “tự mình đốc suất đại binh” ra Bắc, mời Nguyễn Thiếp đến để hỏi kế sách, lẽ được thua, tuyển mộ quân sĩ chống quân Thanh.

– Là một người có trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén trong cách dùng người: đối với tướng lĩnh, ông tin tưởng giao trọng trách, xử sự đủ tình đủ lí để họ cảm phục, trung thành hết mực. Đối với quân sĩ, ông thuyết phục bằng những lời dụ đi sâu vào lòng người, có tác dụng cao trong việc khích lệ tinh thần chiến đấu.

– Là một nhà quân sự xuất sắc, dụng binh như thần, oai hùng lẫm liệt và minh quân có tầm nhìn xa trông rộng: trên đường di chuyển, ông chọn được người tinh nhuệ, tổ chức quân đội hết sức bài bản, mưu trí, hành quân thần tốc, khí thế. Trước khi tiến công, ông nắm chắc thế trận trong tay, chiếm thế thượng phong ngay từ phút đầu. Đồng thời ông còn lo tính đến việc ngoại giao sau chiến tranh và kế sách làm cho nước giàu quân mạnh.

2. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta từ xưa cho đến nay.

– Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nức. Tinh thần ấy được duy trì và phát triển liên tục từ xưa đến nay. Trong từng bối cảnh và giai đoạn đoạn lịch sử cụ thể, truyền thống ấy có nhưng biểu hiện khác nhau nhưng đều giống nhau ở chỗ hết lòng yêu nước, căm ghét kẻ thù xâm lược, quyết tâm đánh giặc cứu nước.

– Những năm đất nước có chiến tranh, yêu nước là phải biết ra chiến trường. Ngày nay, trong thời kỳ xây dựng đất nước, yêu nước phải biến thành hành động cụ thể trong đời sống: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh, hoàn thành tốt nhiệm vụ lao động, học tập, đua tài đấu trí trên đấu trường quốc tế…

– Phê phán những người sống thực dụng, chỉ biết vun vén cho quyền lợi cá nhân, biết đòi hỏi mà không biết cống hiến hoặc vô tâm, thờ ơ trước thời cuộc, luôn mang tư tưởng vọng ngoại, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc…

  • Kết bài:

Khẳng định phẩm chất của Quang Trung Nguyễn Huệ và tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.