Quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945

Quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.

Vì quan điểm lịch sử văn học gắn chặt nhưng không đồng nhất với lịch sử xã hội, chính trị, nên văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XX chia làm ba giai đoạn lớn. Và thời kì từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 (còn gọi là văn học hiện đại) tuy chỉ diễn ra gần nửa thế kỉ nhưng đã đánh đấu sự phát triển, thay đối sâu sắc về mặt xã hội và ý thức của dân tộc. Đe hiểu sâu hơn giai đoạn này, chuyên đề đề cập đến ba vấn đề sau: khái niệm hiện đại hóa, quá trình hiện đại hỏa và sản phẩm của hiện đại hóa văn học.

I. Khái niệm hiện đại hóa.

Để hiểu khái niệm này, trước hết ta cần hiểu hai từ “hiện đại”. Trong sách “Nhìn lạị văn học thế kỉ XX”, Đỗ Lai Thúy cho rằng “hiện đại” có hai nghĩa. Một là chỉ một giai đoạn phát triển trong lịch sử nhân loại gắn liền với thời đại công nghiệp cổ điển. Hai là đồng nghĩa với cái đương đại, cái hiện thời, hiện kim. Một cách nôm na dễ hiểu như Vương Trí Nhàn “hiện đại” là trình độ của những nước tiên tiến trên thế giới, và hiện đại hóa là đưa sự phát triển của xã hội ta lên một bước làm cho chung ta không thua kém những nước đó.

Thế nhưng ta cần phân biệt rạch ròi giữa hiện đại và hiện đại hóa: hiện đại mang tính triết học, mĩ học còn hiện đại hóa về mặt xã hội, kinh tế, chính trị. Từ đây có thể rút ra khái niệm hiện đại hóa một cách ngắn gọn dễ hiểu và mang tính khái quát: hiện đại hóa là quá trình chuyển từ tính chất truyền thống cũ sang trình độ tiên tiến hiện đại. Đã gọi là khái niệm thì không có sự đúng đắn duy nhất như định nghĩa nên hiện đại hóa được hiểu theo cách nào là tuỳ ở từng người.

Từ “hiện đại hóa” được sử dụng phổ biến trong đời sống và có ý nghĩa khác nhaụ trên mọi mặt. Chẳng hạn như về mặt kinh tế, hiện đại hóa nghĩa là quá trình chuyển dịch căn bản từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. về chính trị, hiện đại hóa là toàn bộ quá trình biến đổi và thay thế những cấu trúc nhà nước và các thiết chế chính trị nói chung từ chế độ độc đoán, gia trưởng, quan liêu, trì trệ của xã hội cũ sang những cấu trúc thiết chế chính trị dân chủ đầy sức sống, có khả năng thúc đẩy sự nghiệp hiện đại hóa xã hội.

Còn về văn học, phương diện mà chúng ta nghiên cứu thì hiện đại hóa có khái niệm như thế nào? Hiện đại hóa trong văn học là quá trình làm cho văn học thoát ra khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức của văn học phương Tây, có thể hội nhập với nền văn học hiện đại trên thế giới.

Từ khái niệm trên, ta thấy hiện đại hóa như là phát triển các phẩm chất của tính hiện đại. Phẩm chất ở đây đặt trong phạm vi văn học. Như vậy, sự phát triển là giã từ quan niệm văn học trung đại, phát triển ý thức cá nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý thức về dân chủ văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá trị thẩm mĩ.

II. Quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945.

Hoàn cảnh lịch sử có tác động mạnh mẽ tới quá trình hiện đại hóa của văn học. Vì thế trước khi tìm hiểu quá trình, chúng ta hãv theo dòng lịch sử quay về với tình hỉnh kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và ử Việt Nam trong thời kì này.

Trên thế giới, nền kinh tế suy sụp, chịu những hậu quả nghiêm trọng sau chiến tranh nhưng nhanh chóng tiến hành các chính sách cải cách và khôi phục, phát triển nền kinh tế. Điển hình là nước Nga đã tiến hành chính sách kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. Nhờ đó công nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát trien nhanh chóng. Trong khi đó, xã hội gặp nhiều khó khăn: nỗi khổ sau chiến tranh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân và công nhân. Lúc này về chính trị, có sự hình thành và tan rã của hai cực Ianta (Mĩ – Liên Xô) dẫn đến xu thế mới của quan hệ quốc tế: hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Ở Việt Nam, quá trình khai thác thuộc địa của Pháp đã làm cho tình hình kinh tế chuyển biến theo hướng tư bản. Nền kinh tế tự nhân, tự cấp, tự túc ở nông thôn tan rã dần. Do đó nền kinh tế hàng hóa có điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, Pháp vẫn tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến ở Việt Nam, tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ phong kiến. Vì vậy, Việt Nam không còn là nước độc lập và không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên từ tư bản chủ nghĩa, mà trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Tóm lại, nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền kinh tế đan xen tồn tại phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và phương thức sản xuất phong kiến. Và suy cho cùng, đó là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp.

Về chính trị có xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc. Trong lúc xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc thì vào những năm đầu thế kỉ, các tư tưởng dân chủ tư sản ở châu Âu được truyền bá vào nước ta qua sách báo của Trung Quốc. Hơn nữa việc Nhật đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và trở nên giàu mạnh cũng kích thích nhiều nhà yêu nước lúc bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật.  Với lòng yêu nước nồng nàn và sự hiểu biết mới, những trí thức Nho học tiến bộ Việt Nam lao vào cuộc vận động cửu nước theo con đường dân chủ tư sản với tất cả tình yêu của tuổi trẻ

Về xã hội cũng có những thay đổi khá sâu sắc. Từ Nam chí Bắc, nhiều đô thị mọc lên như những trung tâm kinh tế, văn hóa hành chính của xã hội thực dân. Ở đấy, ra đời nhiều tầng lớp xã hội tư sản; tiểu tư sản (viên chức, học sinh, công nhân, dân nghèo thành thị,…). Họ có nhu cầu văn hóa, thấm mĩ mới. Họ tạo thành một công chúng văn học ngày càng đông đảo và đỏi hỏi một thứ văn chương mới. Đặc biệt là sự xụất hiện tầng lớp trí thức Tây học mà ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng, văn hóa, văn học của thế giới hiện đại ngày càng thấm sâu vào ý thức người làm văn, đọc sách.

Trong xã hội thương mại, nhu cầu văn hóa tất dẫn đến hoạt động kinh doanh văn hóa. Vì thế nghề in, nghề xuất bản theo kĩ thuật hiện đại phát triển khá mạnh. Hoạt động báo chí ngày càng sôi nổi. Chữ quốc ngữ được phổ cập rộng rãi. Vì thế nhà văn và công chúng có quan hệ gắn bó hơn. Lúc này đời sống văn học trở nên sôi nổi và khẩn trương hơn.

Chính bối cảnh lịch sử trong nước và thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hiện đại hóa văn học ở nước ta. “Quá trình phát triển các phẩm chất của tính hiện đại trong triết học, mĩ học, văn học: giã từ quan niệm văn học trung đại, phát triển ý thức cả nhân, tinh thần tự do sáng tạo, ý thức lí tính, ý thức về dân chủ, văn minh, sự giao lưu thế giới, văn học tự chủ, coi trọng giá trị thẩm mĩ’.

Từ đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc. Đô thị phát triển, lóp công chúng văn học mới ra đời và ngày càng đông đảo, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, báo chí và xuất bản phát triển: tất cả những điều đó đã thúc đẩy văn học phải nhanh chóng đổi mới theo hướng hiện đại hóa. Hiện đại hóa văn học là một yêu cầu khách quan của thời đại. Nó là một bộ phận, một phương diện quan trọng của công cuộc hiện đại hóa nền văn hóa Việt Nam nói chung. Hiện đại hóa văn học còn là nhu cầu tự thân của chính nền văn học nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần và thẩm mĩ mới của xã hội.

Nội dung hiện đại hóa văn học diễn ra trên mọi mặt, ở mọi phương diện. Trước hết là sự thay đổi quan niệm về văn học: từ văn chương chở đạo, thơ nói chí của thời kì văn học trung đại chuyển sang quan niệm văn chương như một hoạt động nghệ thuật đi tìm và sáng tạo cái đẹp; từ văn chương để “răn đời” sang văn chương để “hiểu đời”, để nhận thức, khám phá hiện thực.

Văn học thời kì hiện đại đã tách ra khỏi các hoạt động trước tác khác, không còn tình trạng “văn, sử, triết bất phân” như trước nữa. Cũng từ đây, văn học thoát ra khỏi những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của văn học trung đại (tính quy phạm chặt chẽ, hệ thống ước lệ tượng trưng dày đặc, tính chất sùng cổ, phi ngã…).

Quá trình hiện đại hóa văn học còn được thể hiện ở sự biến đổi của các thể loại văn học (thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn) và xuất hiện những thề loại văn học mới (kịch nói, phóng sự, phê bình văn học). Quá trình hiện đai hóa cũng gắn liền với hiện đại hóa ngôn ngữ văn học và việc sử dụng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán, chữ Nôm.

Về mặt chủ thể sáng tạo, quá trình hiện đại hóa văn học cũng dẫn tới sự thay đổi kiểu nhà văn: từ các nhà Nho sang kiểu nhà văn nghệ sĩ mang tính chuyên nghiệp; thay đổi về công chúng văn học: từ các tầng lớp nho sĩ sang các tầng lớp thị dân. Tóm lại, hiện đại hóa đã diễn ra trên mọi mặt của hoạt động văn học, làm biến đổi toàn diện và sâu sắc diện mạo nền văn học Việt Nam.

Hiện đại hóa không chỉ là vấn đề hình thức mà còn là vấn đề nội dung văn học. Xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 đã đặt ra biết bao vấn đề đất nước, về cuộc sống, con người và nghệ thuật mà ở những thời kì trước đó chưa từng có, đòi hỏi văn học thời kì mới phải đáp ứng. Thành ra hiện đại hóa trước hết là chuyện nội dung, bao gồm tư tưởng, tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ, cách cảm,…của nhà văn trước hiện thực đời sống, con người và nghệ thuật.

Chính nội dung tư tưởng đã tạo ra những đặc điểm, những dấu ấn riêng, đã tạo ra sự khác biệt của văn học từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 so với văn học thời kì trung đại. Chẳng hạn, cũng nói về đất nước, các nhà thơ thời kì trung đại không thể không gắn nước với vua, vì chủ nghĩa trung quân đã trở thành tư tưởne chung của thời đại. Còn thời kì văn học này, đất nước gắn liền với nhân dân: “Dân là dân nước, nước là nước dân” (Phan Bội Châu).

Khi nói đến con người, văn học thời kì trung đại chủ yếu chỉ nói tới con neười xã hội, con người công dân vì tinh thần phi ngã, vô ngã đã thành đặc trưng trong quan niệm của con người thời đại đó. Còn ở thời kì mới này, các nhà văn không chỉ nói tới con người xã hội, con người cá nhân mà còn nói tới con người trên tinh thần giai cấp, con người tự nhiên, con người cá nhân, con người với đời sống tâm linh.

Quá trình hiện đại hóa nền văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, về đại thể, diễn ra qua ba bước:

Bước thứ nhất:

Diễn ra trong hai thập niên đầu thế kỉ (từ đầu thế kỉ XX đến cuối những năm 20). Nhưng thực ra ở khoảng cuối thế kỉ XIX, một số sáng tác văn xuôi viết bàng chữ Quốc ngữ đã bắt đầu xuất hiện ở Nam Kì như “Chuyến đi Bắc Kì năm Ất Hợi” (1876) của Trương Vĩnh Kí, truyện “Thầy La-za-rô Phiền” (1887) của Nguyễn Trọng Quản. Với “Thầy La-za-rô Phiền ”, cái “tôi” tác giả xuất hiện, và cũng là lần đầu tiên nghệ thuật kể chuyện từ ngôi thứ nhất xuất hiện.

Kết cấu truyện cũng không theo kiểu kết cấu chương hồi mà nương theo tâm lí của nhân vật. về ngôn ngữ, tác giả mạnh dạn sử dụng “tiếng nói của mọi người” để viết truyện. Đọc tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản, thấy “đạo” và “đời” chan hòa với nhau, thấy tâm lí nhân vật nổi bật hơn hành động, câu văn trở nên uyển chuyển, linh hoạt và ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngảy. Không phải không có cơ sở để nói rằng “Thầy La-za-rô Phiền” là mốc đánh dấu sự hình thành truyện ngắn hiện đại Việt Nam.

Đến những năm đầu thế kỉ XX, phong trào sáng tác văn xuôi bằng chữ Quốc ngữ được đẩy mạnh hơn. Khoảng từ 1910 trở đi, hàng loạt truyện kí và tiểu thuyết xuất hiện, trong đó có nhiều tác phẩm được viết theo lối mới. Tuy nhiên, những sáng tác đó chỉ có ý nghĩa như những thử nghiệm bước đầu, chất lượng nghệ thuật chưa cao, ảnh hưởng của nó cũng mới chỉ thu hẹp trong phạm vi một số đô thị miền Nam.

Nhìn toàn bộ nền văn học của cả nước, thì văn học yêu nước vẫn là dòng chính gắn với tên tuổi của những cây bút trong phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục. Ngòi bút của Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thượng Hiền, Lê Đại,… đã làm dấy lên một phong trào sáng tác thơ văn tuyên truyền cổ động cách mạng có nội dung chính trị mới mẻ, mang hơi thở và khí phách của thời đại. Được giác ngộ tư tưởng mới chủ yếu qua làn sóng tư tưởng cải lương Trung Hoa, các sĩ phu yêu nước đã kêu gọi, cổ vũ nâng cao dân trí, khai thông dân trí, đề cao tinh thần tự cường, hô hào thực nghiệp, phát triển công thương nghiệp, bỏ hư văn, học khóa học, truyền bá chữ Quốc ngữ, xuất bản báo chí…

Nhận định: Vốn xuất thân Hán học, tâm hồn được nuôi dưỡng bằng những áng văn chương cổ, những nhà thơ, những chí sĩ yêu nước chưa dễ thoát khỏi những ràng buộc cửa thi pháp văn học thời kì trung đại. Cho nên, bộ phận văn chương yêu nước này chủ yếu chỉ đổi mới về quan niệm chính trị, xã hội và phần nào về quan điểm học thuật chứ chưa có thay đổi cơ bản về quan điểm thẩm mĩ, chưa có những cách tân thực sự về phương diện nghệ thuật.

Bước thứ hai:

Diễn ra trong những năm 20 của thế kỉ XX. Đến chặng đường này, quá trình hiện đại hóa nền văn học đã đạt nhiều thành tựu. Sự đổi mới diễn ra trên nhiều phương diện, nhiều thể loại ở các khu vực văn học.

Tiểu thuyết và truyện ngắn ở chặng này đều có những thành tựu đáng ghi nhận. Nhiều cây bút viết tiểu thuyết xuất hiện: Hồ Biểu Chánh, Phú Đức, Bửu Đình,…

Về thơ ca, quá trình hiện đại hóa cũng đạt được nhiều thành tựu bước đầu trong thơ của Tản Đà và Á Nam Trần Tuấn Khải. Ở đây, quá trình hiện đại hóa thơ ca thực chất là vấn đề giải phóng cái tôi cá nhân cá thể ra khỏi hệ thống ước lệ chặt chẽ, khắt khe và có tính phi ngã của thơ ca thời kì trung đại.

Thực ra thì cái tôi ấy đã manh nha xuất hiện, bắt đầu cựa quậy từ cụối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX trong các sáng tác của Phạm Thái, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ,… Nhưng hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ chưa có đủ điều kiện, cho nên cái tôi ấy cũng chưa đủ sức phá vỡ được tính quy phạm chặt chẽ của văn chương thời kì trung đại. Đến khi Tản Đà xuất hiện, cái tôi cá nhân được khẳng định mạnh mẽ hơn qua những vần thơ phóng túng, dạt dào tình cảm, tràn đầy cảm xúc. Khai thác triệt để những thể điệu tự do nhất trong thơ cổ, bao gồm cả những điệu hát dân gian như lục bát, ca dao, các thể từ khúc, hát nói, hát xẩm,… Hồn thơ phóng khoáng của Tản Đà như muốn bức khỏi những ràng buộc tù túng của văn chương cổ, tạo nên những vần thơ phóng túng, nhưng ông vẫn không đủ sức sáng tạo nên một hình thức hoàn toàn mới cho thơ.

Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, bắt đầu xuất hiện kịch nói – một loại hình văn học mới đối với nước ta-du nhập từ phương Tây. Vũ Đình Long, Trung Tín, Nguyễn Hữu Kim, Nam Xương,… là những tác giả có vai trò đặt nền móng cho nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm gây được tiếng vang lúc bấy giờ là “Chén thuốc độc ”, “Tòa án lương tâm ” của Vũ Đình Long. “Ông Tây An Nam ” của Nam Xựơng, “Bạn và vợ” của Nguyễn Hữu Kim.

Những vở kịch này còn nhiều hạn chế về nghệ thuật, yếu tố ngẫu nhiên bị lạm dụng, xung đột kịch thường gượng ép, nhân vật thường bị biến thành cái loa phát ngôn về đạo lí cho tác giả. Cùng với quá trình hiện đại hóa của văn học trong nước, trong thời gian gần đây, người ta thấy xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc của những nhà cách mạng Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài.

Đáng chú ý hơn cả là vào đầu những năm 20, trên báo chí xuất bản ở Pháp xuất hiện ngòi bút Nguyễn Ái Quốc với những truyện kí, phóng sự, kịch nói, tiểu phẩm,… viết bằng tiếng Pháp. Sáng tác của Nguyễn Ái Quốc là sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng yêu nước, cách mạng, tính chiến đấu mạnh mẽ, với hình thức nghệ thuật hiện đại, điêu luyện, độc đáo.

Nhận định: Nhìn một cách tống quát, nếu ở bước thứ nhất (hai thập niên đầu), văn học đã bước vào phạm trù hiện đại, đã có một số thành tựu bước đầu, nhưng dấu ấn của thời kì văn học trung đại còn khá sâu đậm. Bước thứ hai (những năm 20), nền văn học đã tiến mạnh hơn trên con đường hiện đại hóa, tuy chưa hoàn toàn thoát khỏi ràng buộc của thi pháp văn học trung đại, nhưng đã nghiêng nhiều về phạm trù hiện đại. Chính vì vậy, ba mươi năm đầu của thế kỉ XX là giai đoạn giao thời của văn học trung đại và hiện đại.

Bước thứ ba:

Diễn ra từ năm 1930 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, với một vận tốc phi thường, văn học Việt Nam phát triển mạnh mẽ trên con đường hiện đại hóa, đạt được nhiều thành tựu xuất sắc. Đây là chặng cuối cùng hoàn tất một quá trình hiện đại hóa văn học. Sự đổi mới toàn diện và sâu sắc đã làm cho nền văn học nước nhà có khả năng hòa nhập vào nền văn học chung của thế giới.

Văn xuôi đến chặng đường này phát triển phong phú chưa từng có. Truyện ngắn, tiểu thuyết được viết theo lối mới, do học tập lối viết truyện của phương Tây.

Về tiểu thuyết: phải kể đến những đóng góp của các cây bút trong nhóm Tự lực văn đoàn với những cuốn tiểu thuyết thực sự hiện đại “Hồn bướm mơ tiên”; “Nửa chừng xuân “Đoạn tuyệt ”… Tiếp đó là những tiểu thuyết xuất sắc của các nhà văn hiện thực “Giông tố”; “Số đỏ”; “Tắt đèn”; “Bỉ vỏ”; “Sống mòn”… Truyện ngắn tiến nhanh trên con dường hiện đại hóa mà thành tựu được kết tinh qua những sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao.

Thơ đổi mới sâu sắc với sự ra đời của phong trào Thơ mới (khởi lên từ năm 1932). Đó là “một cuộc cách mệnh trong thi ca” đóng vai trò quyết định trong công cuộc hiện đại hóa thơ ca ở Việt Nam. Cá tính sáng tạo được giải phóng, hàng loạt những nhà thơ đầy tài năng xuất hiện với những giọng điệu khác nhau. Thành tựu của thơ ca cách mạng được kết tinh ở tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh và tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ và đổi mới sâu sắc của tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ, việc ra đời của các thể loại như phóng sự, kịch nói, phê bình văn học cũng là những biểu hiện cụ thể của sự đổi mới văn học theo hướng hiện đại hóa.

Nhận định: nhìn chung, ở chặng đường cuối này, giới văn học có ý thức tự giác cao hơn về trách nhiệm cầm bút về quan điểm nghệ thuật và về khuynh hướng thẩm mĩ của mình. Sự ra đời của phê bình văn học với nhiều cây bút chuyên nghiệp như Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phạn, Đặng Thai Mai đã thế hiện rất rõ sự phát triến của ý thức đó. Cuộc tranh luận quyết liệt giũa hai phái Thơ mới và Thơ cũ, cuộc tranh luận sôi nổi giữa hai trường phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh chứng tỏ trình độ, ý thức tự giác cao về văn học, sự đấu tranh giữa các quan điểm nghệ thuật mà trong lịch sử văn học nước nhà, cho tới thời điểm đó, chưa bao giờ đạt tới mức như vậy.

Chính vì thế, hiện đại hóa văn học là một qụá trình, ở hai chặng đầu, văn học đã chuyển biến theo hướng hiện đại hóa nhưng sự níu kéo của cái cũ. Đặc biệt là ở chặng thứ nhất, vẫn còn khá mạnh. Văn chương viết theo lối cũ có khuynh hướng giáo huấn, biện luận về đạo đức vẫn gắng gỏi cố giữ vị trí của nó, vẫn muốn cất lên tiếng nói trong một hoàn cảnh xã hội mà các giá trị về đạo đức đang bị đảo lộn. Chỉ đến chặng thứ ba, sự đổi mói văn học mới thực sự toàn diện và sâu sắc. Từ đây, nền văn học Việt Nam mới có tính hiện đại từ nội dung đến hình thức, đã thực là một nền văn học mang tính hiện đại, có thể hòa nhịp với văn học thế giới.

III. Sản phẩm của quá trình hiện đại hoá văn học.

Hệ thống đề tài, chủ đề văn học mới, hệ thống thể loại văn học mới, ngôn ngữ văn học mới, ý thức phong cách mới được thể hiện một cách rõ nét và sâu sác trong thời kì này .

Theo Giáo sư Trần Đình Hượu: Quá trình hiện đại hoá văn học là quá trình xoá bỏ quan niệm xã hội, luân thường với con người đạo đức và chức năng hình thành quan niệm xã hội, quan niệm con người, quan niệm cuộc sống chi phối việc thay đổi đề tài văn học. Người sáng tác phải chú ý đến người, đến việc và phải quan tâm đến cốt truyện, đến nhân vật, phải quan tâm đến nhận thức, đến xây dựng. Đó là quá trình biến dạng tha hoá ba mẫu nhân vật: Nho gia, người ẩn sĩ và người tài tử tồn tại mấy trăm năm trong văn học bác học.

Hay nói cách khác, văn chương hiện đại là văn chương thoát ra khỏi thi pháp văn học trung đại, mới về nội dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật.

Về hệ thống đề tài:

– Đề tài kháng chiến.

– Đề tài lao động.

– Đề tài con người: người lính, người nông dân nghèo, người trí thức tiểu tư sản nghèo,…

– Đề tài thiên nhiên.

– Đề tài tình yêu.

Về chủ đề văn học mới:

– Tinh thần dân chủ

– Tình yêu quê hương, đất nước; vẻ đẹp hào hùng, bi tráng của người chí sĩ cách mạng;

– Quyền được sống vui, sống đẹp, được hưởng hạnh phúc của con người.

Về hệ thống thể loại văn học mới:

+ Tiểu thuyết: “Ngọn cỏ gió đùa ”, “Cay đắng mùi đời ”, “Cha con nghĩa năng’’ (Hồ Biểu Chánh), “Số đỏ”, “Vỡ đê” (Vũ Trọng Phụng), “Tắt đèn”, “Lều chõng”, “Việc làng” (Ngô Tất Tố), “Sống mòn” (Nam Cao), cùng một số tác giả như: Nguyên Hồng, Tố Tâm, Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ngọc Phách,…

+ Truyện ngắn: Các truyện ngắn hiện đại cùa Phạm Duy Tốn, Nguyền Bá Học, truyện ngắn trào phúng pha chút hài hước của Nguyễn Công Hoan, các truyện “không có chuyện” với những trang viết tinh tế đậm chất thơ của Thạch Lam (“Gió đầu mùa”, “Nắng trong vườn”, “Sợi tóc”,…) và một số tác giả khác như: Thanh Tịnh, Hồ Dzếnh, Tô Hoài, Kim Lân, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Bùi Hiển,…

+ Phóng sự: đây là một thể văn báo chí có tính tư liệu bao gồm những cây bút đáng chú ý như: Vũ Trọng Phụng với “Cạm bẫy người” (1933), “Kĩ nghệ lấy Tây” (1934), “Cơm thầy cơm cô” (1936), “Tam Lang” (Ngô Tất Tố), Lê Văn Hiến,… trong đó Vũ Trọng Phụng được coi là “ông vua phóng sự Bắc kì ”Bút kí, tuỳ bút: được xem là “quân chủng” cơ động gọn nhẹ trong đội quân văn học hiện đại. Những tên tuổi nổi tiếng trong thể loại này như: Nguyễn Tuân, “Hà Nội băm sáu phố phường” (Thạch Lam), “Trường ca” (Xuân Diệu), “Cuộc sống”(Nguyên Hồng),…

+ Tiểu luận: tiêu biểu là tác phẩm “Theo dòng” – 1941 (Thạch Lam),…

+ Kịch: “Ông Tây An Nam” (Nam Xương), “Kim tiền” (Vi Huyền Đắc), Vũ Như Tô ” (Nguyễn Huy Tưởng),…

+ Văn chính luận: được viết ra với mục đích đấu tranh chính trị nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Một số tác phẩm lớn kết tinh và hội tụ tinh thần dân tộc như: “Bản án chế độ thực dân Pháp ”, “Tuyên ngôn Độc lập” (Hồ Chí Minh).

+ Thơ mới: Bước đầu đã có sự phôi thai, chuyển mình theo hứng mới, hòa cùng sự chuyển động của thời đại. Trong làng Thơ mới người ta đã bắt đầu sốt sắng thêm. Năm 1933, một nữ sĩ có tài và có gan, cô Nguyễn Thị Kiêm, đã lên diễn đàn hội khuyến học Sài Gòn hết sức tán dương Thơ mợi. Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông đảo người nghe quan tâm theo dõi.

Những thi sĩ có danh đã ra đời: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Tản Đà, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… Trong bốn năm, những thi sĩ tên tuổi của đương thời Thơ mới đã cho ra đời rất nhiều bài thơ có giá trị, mang đậm chất hiện đại của đương thời Thơ mới. Và những bài thơ ấy không trống không kèn đã bênh vực một cách vững vàng cho Thơ mới, đưa Thơ mới phát triển và giờ đây trở thành một viên ngọc quý trong tiến trình phát triển của Văn học Việt Nam.

IV. Ngôn ngữ văn học mới.

Bước sang giai đoạn văn học 1900-1945, văn học Việt Nam hiện đại hoá đã phát triển mạnh mẽ và độc đáo theo cách riêng với phẩm chất mới về nội dung và hình thức. Văn học đã thực sự trở thành món ăn tinh thần, vừa thể hiện khát vọng độc lập cháy bỏng vừa bồi đắp thêm niềm tin cho quần chúng cách mạng. Quá trình phát triển văn học có sự kết hợp hài hoà giữa phổ cập và nâng cao, giữa truyền thống và sáng tạo. Hình tượng nghệ thuật ngày càng phù hợp với cuộc sống, chứng tỏ tính ưu việt của phương pháp sáng tác mới.

Văn học vận động theo hướng dân tộc hoá, đại chúng hoá.. Trên cơ sở đó, ngôn ngữ văn học ngày càng có sức diễn tả phong phú hơn, phân tích diễn tả tinh vi từ ý nghĩ, tình cảm, cảm xúc đến những cảm giác mơ hồ nhất trong đời sống nội tâm của nhân vật. Các nhà tiểu thuyết hiện thực gắn tiểu thuyết với hiện thực lớn của cuộc sống nhân dân. Ngôn ngữ tiểu thuyết được chắt lọc từ ngôn ngữ đời sống, có tính bình dân, giàu chất sống thực tế và nâng lên đến trình độ nghệ thuật.

Ngôn ngữ truyện ngắn có sức diễn tả phong phú. Nổi trội như Nam Cao rất thành công với ngôn ngữ độc thoại, độc thoại nội tâm, ngôn ngữ tự nhiên sinh động, gắn với lời ăn tiếng nói của quần chúng như trong truyện ngắn “Trăng sáng”, “Đời thừa”,... hay ngôn ngữ mang đậm không khí cô xưa trong truyện ngan “Vang bóng một thời ” củạ Nguyễn Tuân.

Ngôn ngữ thơ không còn cộc lốc, ngớ ngẩn mà trở nên linh động, hoạt bát, giàu sức sống, uyển chuyển, tinh tế, phòng phú về từ vựng và giàu sức gợi, góp phần làm giàu tiếng Việt. Ngôn ngữ sắc bén trong các áng văn chính luận xuất sắc của Nguyễn Ái Quốc. Chữ Quốc ngữ được phổ biến rộng rãi trong các bài viết báo chí, dịch thuật,…

V. Ý thức phong cách mới.

Quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc đã thực sự hoàn thành ở chặng đường 1900-1945. Lúc này ý thức phong cách của người nghệ sĩ được phát triển một cách đầy đủ. Nó được hiểu hiện ở cá tính sáng tạo của người cầm bút. Những tác phẩm như “Tình già” (Phan Khôi), “Mua áo” (Đông Hồ), “Trăng sáng”, “Đời thừa” (Nam Cao) có thể được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Được giải phóng kỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của văn học trung đại, mỗi nhà thơ bằng giác quan của chính mình như lần đầu tiên khám phá ra thế giới bằng chính ý thức phong cách bắt nguồn từ cảm hứng khẳng định con người cá nhân.

Ý thức phong cách mới được thể hiện qua một số nghệ sĩ.

Tác giả Nam Cao.

Trong truyện ngắn “Trăng sáng” (1943): “Chao ôi! Nghệ thuật không cần phải là ảnh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thế là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Truyện ngán “Đời thừa” (1943), là tác phẩm “thật giá trị” thì phải có nội dung nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”.

Nhà văn đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo và lương tâm người cầm bút: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đứa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Văn chương đòi hỏi phải có lương tâm cửa người cầm bút: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là bất lương rồi, nhưng cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện ”. Trong tác phẩm “Đôi mắt” (1948) Nam Cao đã nêu một quan điểm của mình: “vẫn giữ đôi mắt ấy để nhìn đời thì càng đi nhiều, càng quan sát lắm, người ta chỉ càng thêm chua chát và chán nản”. Đặc biệt ông luôn quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của con người.

Tác giả Nguyễn Tuân.

Ông được xem là nhà văn tài hoa, nghệ sĩ có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Nguyễn Tuân quan niệm đã là văn thì trước hết phài có một phong cách độc đáo, viết không giống ai, từ chủ dề, nhân vật, kết cấu, đến cách đặt câu dùng từ….

Trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân có chất tài hoa, tài tử. Chất tài hoa này được thể hiện rất rõ khi ông đề cao những con người tài hoa, những người biết trân trọng cái tài, cái đẹp. Nguyễn Tuân luôn tiếp cận cảnh vật, sự việc và con người ở phương diện thâm mĩ.

Tính uyên bác thể hiện trong văn của ông. Đọc văn của Nguyễn Tuân, người đọc luôn được cung cấp những tri thức phong phú về văn hoá trên những lĩnh vực: Văn học, nghệ thuật, lịch sử, địa lí, hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh…

Nguyễn Tuân học theo “Chủ nghĩa xệ dịch”, ông luôn thèm khát những điều mới lạ. Ông không thích những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt. Nguyễn Tuân có phong cách tự do, “ngông”, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân. Điều này đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến thể tuỳ bút như một điều tất yếu.

Tác giả Hồ Chí Minh.

Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh là một phong cách vừa nhất quán, vừa đa dạng. Tính nhất quán thể hiện rõ nhất ở nguyên tắc sáng tác, ở lối viết giản dị ngắn gọn mà linh hoạt, biến hoá, ở khả năng kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại, ở khuynh hướng vận động luôn hướng về ánh sáng, sư sống và tương lai của tư tưởng và hình tượng nghệ thuật.

Tính đa dạng phong phú được thể hiện ở bút pháp, nội dung, kết cấu, ngôn từ, thủ pháp nghệ thuật… Ngay trong cùng một đề tài. Thậm chí cùng một tác phẩm, tính đa dạng và phong phú cũng được thể hiện rõ nét. Những tác phẩm của Hồ Chí Minh có phong cách đa dạng và thống nhất, kết hợp sâu sắc và nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa chính trị và văn chương, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại.

Dù sáng tác bằng thể loại nào, tác phẩm của Người cũng đều có phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững. Văn chính luận của Hồ Chí Minh biểu lộ tư duy sắc sảo giàu trí thức văn hoá, gắn lí luận với thực tiễn, vận dụng hiệu quả những phương thức biểu hiện. Trong truyện và kí, ngòi bút của Người luôn chủ động và sáng tạo, khi là lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi là giọng điệu châm biến sắc sảo thâm thuý và tinh tể. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc trong truyện ngắn của Người. Thơ ca Hồ Chí Minh cũng có phong cách đa dạng. Những bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật, những bài thơ hiện đại được Người vận dụng qua những thể loại phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang