Nội dung:
Qua Truyện Kiều, hãy chứng minh: “Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại” (Xuân Diệu)
1. Giải thích nhận định.
– “Nghệ sĩ lớn”: lớn ở đây là lớn về tài năng, về những đóng góp cho nền văn học. Nghệ sĩ lớn là nhà văn, nhà thơ có tài năng trên nhiều phương diện, có vị trí không thể thay thế trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
– “Mang trái tim của thời đại”: Trái tim được hiểu là nơi chứa đựng những tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người. Nguyễn Du là nghệ sĩ mang trái tim thời đại có nghĩa là những ước mơ, tư tưởng, tình cảm, khát vọng được gửi gắm trong những trang văn không phải của riêng ông mà của tất cả những con người ở thời đại mà ông đang sống.
→ Nhận định của Xuân Diệu đã đánh giá cao vị trí, tài năng nghệ thuật …giá trị nội dung của thơ văn Nguyễn Du trong nền văn học nước nhà. Thơ văn của Nguyễn Du đã nói lên tiếng nói tâm hồn của con người thời đại …
2. Chứng minh “Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại”.
– Nguyễn Du là một nghệ sĩ tài năng bởi Nguyễn Du may mắn tiếp nhận truyền thống văn hóa từ nhiều vùng miền khác nhau, từ cuộc sống riêng của bản thân, từ hoàn cảnh xã hội và thời đại…
– Văn chương của Nguyễn Du gắn bó máu thịt với thời đại, với hiện thực cuộc sống. Tác phẩm truyện Kiều đã phản ánh những vấn đề lớn của xã hội, vấn đề sống còn của thời đại ….
– Nguyễn Du là nghệ sĩ lớn mang trái tim thời đại. Ở ông có sự hòa quyện giữa cái Tâm và cái Tài của người nghệ sĩ. Trái tim của Nguyễn Du chuyên chở nỗi đau, tâm tư, nguyện vọng của con người thời đại…
3. Qua tác phẩm truyện Kiều, chứng minh: “Nguyễn Du là một nghệ sĩ lớn mang trái tim của thời đại”.
a, Nguyễn Du sống trong thời đại lịch sử đầy biến động , lúc triều đình suy vong, nhân dân lầm than khổn khổ …trái tim Nguyễn Du hằn sâu những nỗi đau của con người thời đại:
– Nỗi đau thế thái: Bọn quan lại, lũ sai nha cậy quyền thế mà ức hiếp dân lành, lũ lưu manh vì tiền mà sẵn sàng làm những việc tán tận lương tâm. (dẫn chứng )
– Nỗi đau nhân tình:
+ Nỗi đau cho thân phận đàn bà, cái tài, cái đẹp bị đầy đọa, bị vùi dập (dẫn chứng )
+ Nỗi đau cho tình yêu đẹp đẽ, trong sáng tan vỡ trong xã hội bạo tàn (dẫn chứng )
b, Truyện Kiều cũng nói lên được tư tưởng,tình cảm, ước mơ, khát vọng cháy bỏng của con người thời đại:
– Ước mơ về tình yêu tự do, vượt ra ngoài những ràng buộc của lễ giáo phong kiến.
– Khát vọng tự do và ước mơ cộng lí …
c, Tài năng nghệ thuật – phẩm chất người nghệ sĩ lớn ở Nguyễn Du trong truyện Kiều:
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tài tình (dẫn chứng )
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động (dẫn chứng )
+ Tài hoa trong tả cảnh (dẫn chứng )
+ Bật thầy về ngôn từ (dẫn chứng )
4. Đánh giá, mở rộng:
– Ý kiến đánh giá của Xuân Diệu về đại thi hào Nguyễn Du hoàn toàn xác đáng, nghệ sĩ lớn bao hàm trong đó sự hòa quyện cả cái Tâm lẫn cái Tài của người nghệ sĩ.
– Để sáng tác được tác phẩm có sức sống lâu bền thì người nghệ sĩ phải lặn sâu vào hiện thực đời sống, lắng nghe và cất lên được tiếng nói trung tâm của con người thời đại. Người nghệ sĩ phải trau dồi cả cái Tâm và cái Tài …
– Người tiếp nhận cũng phải bồi đắp tư tưởng,tình cảm và tri thức để có cái nhìn đúng đắn khi tiếp nhận tác phẩm văn học.
Tài liệu tham khảo:
Hoài Thanh từng nhận xét: Nguyễn Du – “một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn”. Qua việc tìm hiểu tác giả Nguyễn Du và các đoạn trích đã học (SGK Ngữ Văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam) em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
- Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và các đoạn trích.
– Trích dẫn ý kiến.
- Thân bài:
– Giải thích và khẳng định ý kiến:
+ Trái tim lớn: là tâm hồn, tấm lòng cao đẹp, chứa chan tình yêu thương.
+ Nghệ sĩ lớn: trí tuệ lớn, tài năng thơ ca trác việt (tài).
→ Ở Nguyễn Du: Tâm cũng lớn mà tài cũng lớn. Đọc thơ Nguyễn Du, nhất là Truyện Kiều, người ta thấy “lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu” và cũng thấy rằng tất cả lời ngọc ý vàng ấy đều được viết ra từ một tấm lòng đau đớn cho thân phận con người, cho thời thế và cho nhân thế. Ngọc của nghệ thuật Nguyễn Du đúng là kết tinh từ vết thương lòng của một trái tim từng quặn đau trong biển đời.
2. Phân tích, chứng minh.
a. Trái tim lớn của Nguyễn Du:
– Mang một nỗi đau thời đại, một tình yêu thương sâu rộng con người – “Người vẫn còn mang vết thương đã lại đi chữa vết thương cho người khác” (Nguyễn Ngọc Tư)
– Nguyễn Du sống vào nửa cuối TK XVIII – nửa đầu TK XIX trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến động dữ dội:
+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, xã hội loạn lạc, tăm tối.
+ Bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trị, quét sạch hai mươi vạn quân Thanh xâm lược.
– Sống giữa sóng gió ba đào của thời đại ấy, Nguyễn Du đã nếm trải đủ cay đắng, ngọt bùi trên đời, bất lực, phẫn uất khi chứng kiến xã hội đương thời đầy những cảnh nhiễu nhương, những điều trái tai gai mắt Thế nên các sáng tác của ông là bức tranh sinh động về xã hội, những cảnh đời trước mắt. Nổi bật nhất trong những sáng tác đó là “Truyện
Kiều”
– Tiếng kêu mới của một trái tim rỉ máu: “Trăm năm trong cõi người ta, Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu, Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
b. Luôn trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, tài năng và phẩm chất cao quý của con người:
– Vẻ đẹp nhan sắc:
+ Vẻ đẹp của Thúy Vân : Đó là vẻ đẹp đoan trang phúc hậu, quí phái khác thường: Khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn như mặt trăng, lông mày sắc nét đậm như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Vẻ đẹp của Thúy vân tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh nên nàng sẽ có cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
+ Vẻ đẹp Thúy Kiều: Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt “làn thu thủy”: trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu, ở đôi mày “nét xuân sơn”: như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc. Nhan sắc đó: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường, ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia. Vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này.
– Vẻ đẹp tài năng của Kiều: Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm – kỳ – thi – họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến “pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm” nhưng nổi bật nhất là thi ca, nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương”
– Vẻ đẹp tâm hồn:
+ Cả Thúy Kiều và Thúy Vân đều có đức hạnh đoan trang, đúng mực.
+ Đa sầu đa cảm: Kiều sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng). Tiếng lòng của một tâm hồn đa sầu đa cảm.
+ Những đức tính cao đẹp của Thúy Kiều: Hiếu thảo, thủy chung, son sắt. Thúy Kiều thật đáng thương khi rơi vào hoàn cảnh gia đình tan tác, nàng đã phải hy sinh chính hạnh phúc của mình để cứu lấy gia đình, cứu lấy cha. Đặt chữ hiếu lên hàng đầu, gạt bỏ tình yêu với Kim Trọng. Nàng bán thân mình để chuộc cha. Khi phải phiêu bạt, giam lỏng nơi lầu Ngưng Bích vẫn luôn nặng lòng xót thương, lo lắng cho cha mẹ, luôn khẳng định tấm lòng son sắt, thủy chung đối với Kim Trọng dù trên bước đường đời có phải trải qua bao sóng gió thì tấm lòng son ấy mãi vẹn nguyên.
c. Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời.
– Đau xót cho cảnh ngộ côi cút, đơn độc nơi lầu Ngưng Bích “khóa xuân” (6 câu đầu)
– Nguyễn Du nhập thân vào nhân vật để cảm nhận hết nỗi đau của nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”, thương cảm cho tương lai bất định, nhiều bất an của Kiều nơi lầu Ngưng Bích (8 câu cuối).
2. Nguyễn Du còn là một nhà nghệ sĩ lớn.
– Ông là người đầu tiên trong lịch sử văn học trung đại đã đưa nghệ thuật văn học, đặc biệt là nghệ thuật thơ ca Việt Nam lên một đỉnh cao vời vợi chưa từng thấy.
+ Truyên Kiều là một kiệt tác chứng tỏ nguyễn Du là một ngòi bút thiên tài, là bậc thầy của nghệ thuật thơ ca ở nhiều phương diện.
– Tài miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật: Khắc họa bằng một vài nét nhưng rất đậm đà sắc sảo, nổi bật lên như chạm khắc.
– Miêu tả thiên nhiên, tâm trạng đặc sắc.
– Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ.
+ Ngoài ra: thơ chữ Hán, văn chiêu hồn của Nguyễn Du đạt được nhiều thành tựu đặc sắc về nghệ thuật.
d. Đánh giá, tổng hợp:
– Ý kiến của Hoài Thanh đã đánh giá đúng đắn về Nguyễn Du: Năng khiếu văn chương, vốn sống phong phú kết tinh ở một trái tim yêu thương vĩ đại đối với con người trong một bối cảnh lịch sử cụ thể đã tạo nên thiên tài Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.
– Với một trái tim dạt dào tình người, tình đời, một ngòi bút tài hoa hiếm thấy, Nguyễn Du và tác phẩm của ông mãi mãi được ca tụng, lưu truyền. Nguyễn Du xứng đáng được coi là một thiên tài văn học, một danh nhân văn hoá tầm cỡ nhân loại. Như M.Gorki, Puskin, Lỗ Tấn, tên tuổi và sự nghiệp của ông làm rạng danh cho nền văn hoá dân tộc và thế giới.
Xem thêm: