Qua truyện ngắn Chí Phèo, hãy làm rõ ý kiến: Khi một nhà văn mới bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi anh ta là anh sẽ mang lại điều gì mới cho văn học ( Lep Tonxtoi).

qua-truyen-ngan-chi-pheo-hay-lam-ro-y-kien-khi-mot-nha-van-moi-buoc-vao-lang-van-dieu-dau-tien-toi-se-hoi-anh-ta-la-anh-se-mang-lai-dieu-gi-moi-cho-van-hoc-lep-tonxtoi

Khi một nhà văn mới bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi anh ta là anh sẽ mang lại điều gì mới cho văn học (Lep Tonxtoi).
Bằng những hiểu biết của mình về truyện ngắn Chí Phèo anh/ chị hãy thay mặt nhà văn Nam Cao trả lời câu hỏi ấy.

  • Mở bài:

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nói: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này nhưng thế giới trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”. Cái “hình sắc riêng” ấy không có gì khác ngoài sự sáng tạo độc đáo của nhà văn trong tác phẩm của mình. Tác phẩm văn học mà không có gì độc đáo, không có gì khác biệt hẳn sẽ không thể đi vào lòng người đọc, không thể tồn tại trước sự biến đổi khôn lường của thời gian. Khẳng định điều này, nhà phê bình văn học, nhà văn vĩ đại Lép-tôn-xtoi đã từng nói rằng: Khi một nhà văn mới bước vào làng văn, điều đầu tiên tôi sẽ hỏi anh ta là anh sẽ mang lại điều gì mới cho văn học.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu nói:

– Sự độc đáo, sáng tạo mà mỗi nhà văn, nhà thơ thể hiện trong tác phẩm của mình.

2. Sự sáng tạo của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo.

Trong nghệ thuật, Nam Cao Luôn coi trọng hoạt động sáng tạo là điểm cốt lõi: “Văn chương không cần đến sự khéo tay, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có”. Quan điểm này gặp gỡ với quan điểm của rất nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới bởi nó đề cập tới bản chất của nghệ thuật chính là sáng tạo. Nói cách khác, sáng tạo là sinh mệnh và linh hồn của văn chương.

– Truyện ngắn Chí Phèo mang giá trị hiện thực mới mẻ: Chọn một đề tài đã cũ – người nông dân trước cách mạng tháng Tám song cách khai thác hoàn toàn khác. Chị Dậu (“Tắt đèn” – Ngô Tất Tố), Anh Pha (“Bước đường cùng” – Nguyễn Công Hoan) bị bóc lột, bị chà đạp, chịu sự đày đọa về vật chất nhưng vẫn là con người. Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh, hiền lành, chất phác bị vu oan biến thành 1 Chí Phèo lưu manh mất cả nhân hình và nhân tính, hắn bán cả linh hồn mình trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Với Chí Phèo, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người nông dân vừa nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước CM8: Hiện tượng những người nông dân nghèo lương thiện bị áp bức bóc lột nặng nề và bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh. Tình cảnh ấy của Chí Phèo đã làm cho số phận người nông dân trung thực rơi xuống vực thẳm của bi kịch.

– Truyện ngắn Chí Phèo có giá trị nhân đạo độc đáo: Nếu Ngô Tất Tố ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, trọn vẹn, không tì vết của Chị Dậu thì Nam Cao miệt mài lật xới tận cùng để gạn lấy “giọt thiên lương” nhỏ nhoi, khuất lấp nhưng trong trẻo, thanh khiết nơi tâm hồn tưởng như đã hoàn toàn méo mó của Chí. Bởi vậy, hành trình từ cõi quỷ trở về cõi người ngỡ giản đơn mà sao nhọc nhằn, khổ đau, quằn quại đến thế. Qua nhân vật Thị Nở, nhà văn gieo trồng hạt nhân tư tưởng và ước mơ về tình thương làm thay đổi thế giới hay ít ra cứu vớt một con người. Có lẽ ít ai như Nam Cao, nhọc công để dừng lại suy tư, khám phá và nuôi giữ mầm sống trong những tâm hồn thoạt nhìn thấy chỉ có tro tàn tăm tối.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình đặc sắc: Nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật: Nhiều trường đoạn tâm lí phức tạp được nhà văn “giải phẫu” thành công. (Lúc Chí Phèo tỉnh dậy sau cơn say, cảm nhận cuộc sống và ý thức về đời mình, khi Thị Nở đem bát cháo hành sang để Chí thấm thía giá trị của tình thương, đoạn Chí Phèo miệng nói trả thù “con khọm già” mà chân lại tìm tới cửa nhà Bá Kiến…) Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh sắc (ngôn ngữ tâm lí của Bá Kiến khi dụ dỗ Chí Phèo).

Phân tích truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.