Qua Người lái đò sông Đà, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.

qua-nguoi-lai-do-song-da-cua-nguyen-tuan-hay-lam-ro-y-kien-phong-cach-van-hoc-bieu-hien-truoc-het-o-cach-nhin-cach-cam

Có ý kiến cho rằng: Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả.

Bằng việc phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, hãy chứng minh nhận định trên.

  • Mở bài:

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy đòi hỏi người sáng tác phải tạo được cho mình nét riêng biệt, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình. Tức là tác giả phải tạo cho mình một phong cách sáng tác, nó chính là phương tiện để ta nhận diện được từng gương mặt tác giả những điều độc đáo không thể chối lẫn ở họ. Bởi vậy mà phong cách được biểu hiện qua rất nhiều yếu tố, bàn về vấn đề này có ý kiến cho rằng: “Phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả”. Đây là một nhận định vô cùng đúng đắn, là kim chỉ nam cho quá trình sáng tác của mỗi tác giả mà có lẽ Nguyễn Tuân với “người lái đò sông Đà” chính là một tiêu biểu cho ý kiến này.

  • Thân bài:

Phong cách văn học là một phạm trù thẩm mỹ chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các phương diện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của nhà văn, của một nền văn học dân tộc. Quá trình sáng tạo không chỉ là quá trình phản ánh mà còn biểu hiện, tái hiện hoặc tái tạo hiện thực cuộc sống mà còn gửi gắm bao nhiêu tâm tư, tình cảm, bao nỗi niềm xúc động, là hoạt động của nội tâm mãnh liệt, tâm huyết gan ruột của nhà văn. Đó cũng chính là quá trình đi tìm chính mình. Các nghệ sĩ lớn xưa nay thường nhấn mạnh tầm quan trọng của nét riêng, những nét độc đáo cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật.

Dòng chảy của cuộc sống không bao giờ lặp lại, văn học là tấm gương phản chiếu cuộc sống nên nó không thể sống phản chiếu. Vì những yếu tố mới mẻ đó, nhà văn phải có phong cách bởi lẽ bản chất của văn học là sự sáng tạo sự sáng, tạo chính là yếu tố làm nên sự hấp dẫn, sức sống lâu bền của văn học. Bởi vậy để làm nên phong cách không phải chuyện dễ dàng mà phải trải qua sự rèn luyện tìm kiếm, quan sát tỉ mỉ mà thành quả chính là những biểu hiện của phong cách nghệ thuật, được thể hiện ở cách lựa chọn chủ đề, đề tài. Để có được điều đó thì đòi hỏi tác giả phải có cách nhìn, cách cảm thụ, có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả. Tức là nhà văn phải tìm hiểu, quan sát sự vật, sự việc dưới con mắt riêng biệt của mình và cảm nhận nó rung lên những rung cảm mãnh liệt, thúc đẩy ý thức, tìm kiếm, khai thác, khai phá đi sâu vào trong vấn đề rồi từ đó thu nhập dữ liệu, dùng giọng văn, ngồi bút độc đáo của mình để thể hiện cái mới lạ đó.

Nguyễn Tuân chính là một tiêu biểu cho phong cách văn học đó. Ông là người uyên bác, tài hoa không quá nhọc nhằn để cố gắng quan sát, tìm tòi, khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú bạn bè nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động lòng người nhất. Hình tượng con sông Đàngười lái đò trên sông Đà trong “Người lái đò sông Đà” là minh chứng cho cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá hết sức độc đáo của nhà văn.

Trước hết phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân thể hiện qua cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá  vẻ đẹp của vạn vật ở góc độ văn hóa, thẩm mỹ. Dưới sự quan sát của Nguyễn Tuân, dòng sông Đà không còn là một vật vô tri, vô giác, hay một hình tượng thiên nhiên thuần túy, mà hiện lên giống một con người với hai nét tính cách trái ngược nhau, vừa hung bạo, lại vừa trữ tình. Khi sông Đà hung bạo, nó trở thành kẻ thù số một của con người, và lúc nào cũng làm mình, làm mẩy, giận dữ vô tội vạ với người lái đò sông Đà. Nhưng đây chính là một nét đẹp của sông Đà, bởi lẽ sự hung bạo đó mới làm nên giá trị thực sự của con sông, với những chiếc tuốc bin thủy điện hàng ngày phục vụ cuộc sống của con người. Ngược lại, khi sông Đà trữ tình thì nó lại biến thành một người con gái đẹp, với mái tóc dài, óng ả, mượt mà đầy lãng mạng, nữ tính góp phần làm đẹp tô điểm cho mảnh trời Tây Bắc. Sông Đà chân dài như một ăng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc, bung nở hoa ban, hoa gạo tháng 2 và cuồn cuộn khối Núi mèo đốt nương.

Nếu như không có sự quan sát, tinh tế, tỉ mỉ thì Nguyễn Tuân không thể có cái nhìn về cảnh vật cũng như đường đi của con sông Đà được. Đến với cảnh cách đá hai bên bờ sông, người đọc bắt gặp khung cảnh vừa cao, lại vừa hẹp, dựng vách thành che khuất mọi ánh sáng mặt trời từ lúc Bính Ngọ chợt lòng sống như cái yết hầu con nai con hổ và từ bên này sang bên kia lại đang xem với sự lạnh lẽo âm u Đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh rồi lại quảng mặt gần hát Nóng giày hàng trăm cây số với lưu tốc của dòng chảy cực lớn nước sóng đá gió như xô đẩy nhau vừa như Hiệp sức với nhau khiến cho cả luồng sóng như đăng dội lên cuộn chảy giữ dần “nước sô đá, đá xô sóng, sóng xô gió cuồn cuộn, luồng gió gầm ghê suốt năm như để nợ suýt bất cứ người lái đò sông Đà nào qua đây”.

Những hút nước sông Đà ở quảng ta Mường Lát sâu hẹp xoáy tiếp đấy giống như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu. “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bi sặc, ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”… Thác nước sông Đà được tác giả quan sát từ xa đến gần, sự hung dữ của con sông đã được thể hiện qua tiếng thác nước, âm thanh đó đã được nhân hóa trở thành tiếng nói của một kẻ nham hiển, tráo trở, lúc thì như oán trách, lúc lại như là van xin, lúc lại giọng gầm mà chế nhạo. Không những thế âm thanh của tiếng thác nước còn được động vật hóa thành tiếng giống của một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng sâu rừng tre nứa nổi lửa, đang phá rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

Tất cả những điều đó đã diễn tả một con sông hung bạo một cách chi tiết tưởng tận mà ít có nhà văn nhà thơ nào làm được hai cái nhìn sắc bén còn thể hiện qua cách cảm nhận con sông đà trữ tình thơ mộng của Nguyễn Tuân từ trên máy bay. Có lúc Sông Đà giống như cái sợi dây thừng ngoằn nghèo khi hạ Dần xuống lại thấy nó giống như một ảnh tóc trữ tình thiết tha mềm mại số nhà duyên dáng mái tóc ấy được điểm tô bởi màu trắng của hoa ban màu đỏ của hoa gạo ẩn hiện trong không gian khói sương mờ ảo của đất trời Tây Bắc. Một vẻ đẹp thật Huyền Ảo lãng mạn không chỉ dừng lại ở đó nhà văn còn quan sát sông Đà trong nhiều khoảng thời gian khác nhau và nhận ra được nước sông thay đổi theo mùa. Mùa xuân xanh, màu xanh ngọc bích “mùa xuân đồng xanh ngọc bích” chứ Nước sông Đà không sang màu xanh cánh hến của sông gấm sông Lê. Mùa thu Nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người mãn, bực bội gì mỗi độ thu về”.

Phong cách riêng biệt của Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện ở cách nhìn, cách cảm thụ mà còn ở cả giọng điệu của tác giả. Và phương tiện chính là tài năng sử dụng ngôn ngữ của mình, ngôn ngữ trong tác phẩm của Nguyễn Tuân không những vô cùng phong phú, đa dạng kết hợp với vốn tri thức nhiều ngành, nhiều nghề mà còn sử dụng động từ mạnh. Ông có khả năng đặc biệt về chơi động từ thông qua việc phát huy tối đa hiệu quả của những động từ mạnh, mà theo thống kê sơ bộ xuyên suốt tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, nhà văn đã dùng trên dưới 300 động từ. Nhất là khi miêu tả sự hung bạo, nham hiểm của con sông đà hung dữ của Nguyễn Tuân rất giàu hình ảnh, đa dạng về ngữ điệu, giọng điệu giúp người đọc cảm nhận được cái nhìn đa chiều, những rung cảm mãnh liệt của nhà văn trước con sông đà. Kết hợp với những câu văn có cấu trúc trùng điệp, sử dụng từ ngữ trong cùng một trường liên tưởng chia thành nhiều vế liên tục vừa góp phần tái hiện vẻ đẹp của sông Đà.

Tóm lại, tùy bút của Nguyễn Tuân rất gần với ký và đậm đà yếu tố hiện thực, từ đó thấy được cái nhìn tinh tế, cặn kẽ và vốn tri thức của ông đã tạo nên một nét riêng biệt trong phong cách mà chỉ Nguyễn Tuân mới có. Có thể nói một dòng sông Đà chảy qua mảnh đất tây bắc xa xôi của tổ quốc, với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng thì cũng có một dòng sông chỉ chảy vào trang văn của Nguyễn Tuân, gây ấn tượng mạnh đến với độc giả. Đồng thời, góp phần làm phong phú thêm nền văn học của dân tộc.

  • Kết bài:

Như vậy phong cách văn học biểu hiện trước hết ở cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá ở giọng điệu riêng biệt của tác giả, là một ý kiến hoàn toàn đúng đắn. Qua đây thấy được nhiệm vụ của mỗi nhà văn phải luôn tìm tòi, sáng tạo trâu dồi vốn kiến thức ngôn ngữ, để tạo cho mình một phong cách riêng biệt, không thể trộn lẫn. Đồng thời độc giả cũng phải học hỏi, tiếp xúc để trở thành bạn người đồng sáng tác với tác giả, thấu hiểu tâm tư, tình cảm mà nhà văn muốn gửi gắm vào tác phẩm.

Phân tích tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.