Ranh giới giữa trống không và sợ hãi

Ranh giới giữa trống không và sợ hãi.

Sự lạnh lùng của đêm quả là tàn nhẫn khi ta một mình đối diện với chính mình trong bóng tối vô tận. Khi tất cả xung quanh ta đều im lặng, một cảm giác rợn ngợp nổi lên. Không gian giờ đây quá rộng, vượt qua bất kì giới hạn nào mà trước đây ta đã mặc định. Mọi sự vật như ẩn chứa trong nó một linh hồn và khi không có ai nó bắt đầu động đậy. Mỗi âm thanh du nhỏ bé nhất đều thu hút tai ta nghe ngóng. Một vệt sáng nhỏ thôi cũng khiến ta phải liếc nhìn.

Đây không phải là chuyện ma quỷ kể cho nhau nghe trong bóng tối để run sợ mà thực tế là con người luôn có cảm giác sợ hãi khi ở một mình nhất là trong bóng tối. Có thể nỗi sợ hãi ấy đến từ không gian chung quanh nhưng phần lớn là xuất phát từ chính bên trong của mỗi chúng ta: sự cô đơn sợ hãi.

Khi ở một ta ta thường thấy trống vắng, thấy nỗi buồn dâng cao và niềm vui ít lại. Từ từ, khoảng trống trong tâm hồn lớn dần lên và đến khi đủ lớn nó gây cho ta cảm giác sợ hãi. Trước hết là sợ sự im lặng. Ta quen với cuộc sống rộn ràng, đầy rẫy âm thanh bỗng dưng hôm nay tất cả trở nên vắng lặng. Sự vắng lặng kéo dài làm cho đầu óc ta nổi loạn và sinh ra biết bao ảo ảnh. Nếu không kịp thời trấn tình, cho đầu óc ta một lí do hay một lời giải thích, cảm giác hoảng sợ sẽ tăng cao và làm cho tinh thần ta bấn loạn.

Bởi thế có người thấy sợ, có người không thấy sợ. Người thấy sợ bởi tinh thần quá nhạy cảm và thiếu bản lĩnh để có thể tự trấn an mình, tìm lấy sự yên bình ngay trong thời điểm khoa khăn nhất. Người không thấy sợ là bởi họ có hệ thần kinh ổn định và biết trấn an mình kịp lúc ngay khi vừa bước vào không gia hay khoảnh khác ấy.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.