Soạn bài: Nhàn (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

phan-tich-quan-niem-song-nhan-va-ve-dep-nhan-cach-cua-nguyen-binh-khiem-trong-bai-tho-nhan-tu-bai-tho-em-co-suy-nghi-gi-ve-viec-lua-chon-loi-song-hien-nay

Nhàn
– Nguyễn Bỉnh Khiêm –

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Nguyễn Bỉnh Khiêm.

– Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) là người thông minh, uyên bác, chính trực, coi thường danh lợi, “chí để ở nhàn dật”.

2. Tác phẩm:

Nhan đề do người đời sau đặt nhưng cũng là một sự tri âm với tác giả. Chữ Nhàn trong bài thơ chỉ một quan niệm, một cách xử thế.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Quan niệm về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

– Nhàn thể hiện ở sự ung dung trong phong thái, thảnh thơi, vô sự trong lòng, vui vẻ với thú điền viên.

– Nhàn là nhận dại về mình, nhường không cho người, xa lánh chốn danh lợi bon chen, tìm về “nơi vắng vẻ”, sống hòa nhập với thiên nhiên để “di dưỡng tinh thần”.

– Nhàn là sống thuận theo lẽ tự nhiên, hưởng những thức có sẵn theo mùa ở nơi thôn dã mà không phải mưu cầu, tranh đoạt.

– Nhàn có cơ sở từ quan niệm nhìn cuộc đời là giấc mộng, phú quý tựa chiêm bao.

Từ đó, cảm nhận được trí tuệ uyên thâm, tâm hồn thanh cao của nhà thơ thể hiện qua lối sống đạm bạc, nhàn tản, vui thú với điền viên thôn dã.

2. Nghệ thuật.

– Sử dụng phép đối, điển cố.

– Ngôn từ mộc mạc, tự nhiên mà ý vị, giàu chất triết lí.

3. Ý nghĩa văn bản.

Vẻ đẹp  nhân cách của tác giả: thái độ coi thường danh lợi, luôn giữ cốt cách thanh cao trong mọi cảnh ngộ đời sống.

III. Luyện tập:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.