Soạn bài: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

bai-van-te-nghia-si-can-giuoc-cua-nguyen-dinh-chieu

VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC
– Nguyễn Đình Chiểu –

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu

– Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), một tấm gương sáng về tinh thần kiên trung, yêu nước và nghị lực sống mạnh mẽ. Ông cũng là một tác gia xuất sắc trong dòng thơ văn yêu nước Việt Nam trung đại.

– Nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi lí tưởng đạo đức, nhân nghĩa và bày tỏ lòng yêu nước, thương dân với bút pháp trữ tình đậm đà sắc thái Nam bộ qua lời ăn tiếng nói mộc mạc và lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng.

2. Tác phẩm

– Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế này đọc trong lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc. Bài văn là tiếng khóc từ đáy lòng của tác giả và là tiếng khóc lớn của nhân dân trước sự hi sinh của những người anh hùng.

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Phần Lung khởi:  Giới thiệu khái quát về thời cuộc và nhân vật người nông dân nghĩa sĩ:

– Với hình thức ngắn gọn, câu văn đã dựng nên khung cảnh bão táp của thời đại: “Súng giặc đất rền” → giặc xâm lược bằng vũ khí tối tân. “Lòng dân trời tỏ” → ta đánh giặc bằng tấm lòng yêu quê hương đất nước. Nghệ thuật đối lập nhằm thể hiện khung cảnh bão táp của thời đại, những biến cố chính trị lớn lao đặt ra sự lựa chọn cho mỗi người. Bối cảnh thời đại ấy đã đặt người nông dân vào vị trí trung tâm của lịch sử.

2. Phần thích thực: Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc:

– Nguồn gốc xuất thân: Từ nông dân nghèo cần cù lao động “cui cút làm ăn”. Nghệ thuật tương phản “chưa quen – chỉ biết, vốn quen – chưa biết gợi ấn tượng về bản tính hiền hòa, chân chất của người nông dân. Đó là vẻ đẹp của họ trong đời sống thường nhật.

–  Lòng yêu nước nồng nàn: Khi thực dân Pháp xâm lược người nông dân cảm thấy lo sợ  → trông chờ → căm ghét → phẫn uất → đứng lên chống lại.Diễn biến tâm trạng người nông dân chân thực, bộc trực phù hợp với tính cách người Nam Bộ vừa điển hình cho người nông dân Việt Nam.

– Tinh thần chiến đấu hi sinh của người nông dân:

* Quân trang, quân bị rất thô sơ: một manh áo vải, ngọn tầm vông, lưỡi dao phay, rơm con cúi đã đi vào lịch sử với tinh thần tiến công và chiến công hiển hách “đốt xong nhà dạy đạo kia”, “chém rớt đầu quan hai nọ”.

* Tác giả sử dụng những động từ mạnh mẽ với mật độ cao nhịp độ khẩn trương sôi nổi: “đạp rào, lướt, xông vào”, hành động dứt khoát “ đốt xong, chém rớt đầu”, “ đâm ngang, chém ngược” → làm tăng thêm sự quyết liệt của trận đánh, làm nổi bật tầm vóc, tráng chí của người nghĩa sĩ.

⇒ Nguyễn Đình Chiểu đã tạc một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.

3. Phần ai vãn: Sự tiếc thương và cảm phục của tác giả trước sự hi sinh của người nghĩa sĩ:

– Hình ảnh gia đình tang tóc, cô đơn, chia lìa, gợi không khí đau thương, buồn bã sau cuộc chiến.

– Tiếng khóc giọt lệ xót thương đau đớn của tác giả, gia đình thân quyến người anh hùng, nhân dân Nam Bộ, nhân dân cả nước khóc thương những người ra đi, khóc thương cho thân phận những người nô lệ.

⇒ Tiếng khóc lớn, tiếng khóc mang tầm vóc lịch sử

– Giọng điệu đa thanh giàu cung bậc tạo nên những câu văn thật vật vã, đớn đau.

– Nhịp văn trầm lắng, gợi không khí lạnh lẽo, hiu hắt sau cái chết của nghĩa quân.

4. Phần kết: ca ngợi linh hồn bất tử của người nghĩa sĩ

– Tác giả đề cao quan niệm: Chết vinh còn hơn sống nhục. Nêu cao tinh thần chiến đấu, xả thân vì nghĩa lớn của nghĩa quân. Họ ra trận không cần công danh bổng lộc mà chỉ vì một điều rất giản đơn là yêu nước.

– Đây là cái tang chung của mọi người, của cả thời đại, là khúc bi tráng về người anh hùng thất thế.

⇒Tác giả khẳng định mạnh mẽ sự bất tử của những người nghĩa sĩ.

5. Nghệ thuật.

– Chất trữ tình đậm đà qua ngôn ngữ, giọng điệu bộc lộ sâu sắc cảm xúc.

– Thủ pháp tương phản và cấu trúc của thể văn biền ngẫu.

– Ngôn ngữ vừa trân trọng vừa dân dã, mang đậm sắc thái Nam Bộ.

6. Ý nghĩa văn bản.

– Vẻ đẹp bi tráng của người nông dân nghĩa sĩ.

– Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm và hiện ra với tất cả vẻ đẹp và tầm vóc vốn có của họ.

III. Luyện tập.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.