Sự nghiệp sáng tác văn học của M.Gorki

nha-van-m.gorki

Sự nghiệp sáng tác văn học của M.Gorki.

M.Gorki là “ngôi sao mới xuất hiện đã tỏa sáng trên bầu trời văn học Nga với tư cách là nhà văn mở đầu dòng văn học vô sản”. Tác phẩm đầu tay của ông là “Bài ca cây sồi già”, một bài thơ dài viết bằng lối văn xuôi “có nhịp điệu”. Đây là một bài thơ chẳng có giá trị gì lắm.

– Truyện ngắn:

Ngày 12.9.1892 M.Gorki đã bước lên văn đàn với tư cách là nhà văn của quần chúng lao khổ. Truyện ngắn đầu tiên là “Markar Tsudra” (1892) được đăng trên báo Kafkaz ở thành phố Tiflit, với bút danh Măcxim Gorki (Macxim tiếng Nga nghĩa là cay đắng) và nhà văn giữ bút danh này suốt đời. Truyện ngắn này là một truyện lãng mạn và nó đã mở đầu cho tuyến những tác phẩm lãng mạn của nhà văn trong thời kì đầu như: “Cô gái và thần chết” (1892), “Bài ca con chim ưng” (1895), “Bài ca chim báo bão” (1901), “Bà lão Izecghin”, “Vợ chồng Orlôp” (1897), “Tsenkasơ” (1895)… Gorki đã nhanh chóng trở thành một tên tuổi được nhiều độc giả cảm mến, được nhiều giới phê bình, nghiên cứu chú ý.

Năm1901-1904 ba vở kịch xuất sắc của Gorki liên tiếp xuất hiện như “Bọn trưởng giả” (1901), “Dưới đáy” (1902), “Những người đi nghỉ mát” (1904).

Sáng tác trong giai đoạn đầu của GorKi phong phú và đa dạng về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật. Nó thể hiện sự tìm tòi căng thẳng, sự phấn đấu thường xuyên liên tục của nhà văn nhằm sáng tạo ra những tác phẩm mới ngày một tốt hơn, phục vụ có hiệu quả hơn cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản vì tự do dân chủ và xã hội chủ nghĩa. “Gắn liền cảm hứng trữ tình lãng mạn của mình với những truyền thống tốt đẹp tiềm tàng trong nhân dân lao động” – đó là đặc điểm nổi bật của những tác phẩm lãng mạn thời kì đầu của Gorki. Tình cảm trân trọng nhân dân, trân trọng những truyền thống tốt đẹp của nhân dân luôn toát ra từ tác phẩm của ông. Sáng tác của nhà văn góp phần chuẩn bị cho “cơn bão táp” cách mạng mà mở đầu là cách mạng Nga lần thứ nhất (1905-1907).

Trong giai đoạn 1905-1916, tiểu thuyết “Người mẹ” (1906) ra đời, thể hiện một ý đồ sáng tác đã được ấp ủ chín muồi. đó là kết quả của một quá trình tích lũy vốn sống phong phú của nhà văn trong thực tiễn đấu tranh cách mạng.

Những sáng tác của Gorki giai đoạn này không chỉ là tấm gương phản chiếu cách mạng vô sản Nga mà còn là bộ bách khoa toàn thư về cuộc sống Nga thời Kì giữa hai cuộc cách mạng.

Trong giai đoạn 1917-1936, bộ ba tự truyện “Thời thơ ấu” (1912-1913), “Kiếm sống” (1915, in 1916), “Những trường đại học của tôi” (1923) được hoàn thành. Bộ ba tự truyện đã dựng lại cuộc đời của Aliôsa trong thời gian từ 1872, lúc chú bé mới bốn tuổi, đến những năm 89 – 90, khi Aliôsa đã là người thanh niên Nga sắp thành nhà văn Măcxim Gorki, ngòi bút xung kích của nền nghệ thuật vô sản.

Nghị luận: “Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người”. “Hơn thế, còn là bi kịch con người tự từ chối quyền làm người.”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.