Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

suy-nghi-ve-buc-tranh-thien-nhien-va-hinh-anh-nguoi-linh-trong-bai-tho-tay-tien-cua-quang-dung

Về đoạn thơ:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

(Trích Tây Tiến – Quang )

Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa”.

Từ cảm nhận của mình về đoạn thơ, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hai ý kiến trên.


  • Mở bài:

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng và của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX. Bằng bút pháp lãng mạn, sự sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu độc đáo, bài thơ đã bộc lộ một nỗi nhớ sâu sắc da diết của tác giả về những người lính Tây Tiến anh dũng hào hoa và núi rừng miền Tây hùng vĩ, mĩ lệ . Có thể nói, nỗi nhớ da diết về “thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt”. Đồng thời bài thơ cũng “vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa” hết sức kì vĩ.

  • Thân bài:

1. Nhận định thứ nhất: Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng song cũng đầy dữ dội, khắc nghiệt:

– Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng:

  • Các hình ảnh sương mờ bao phủ cả vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa về trong đêm hơi, những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương mờ,…
  • Không gian núi rừng bao la cứ trải ra mênh mông, vô tận trước mắt người lính.
  • Những câu thơ nhiều thanh bằng, …

– Thiên nhiên cũng rất dữ dội, khắc nghiệt:

  • Các địa danh xa xôi, heo hút: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu.
  • Các hình ảnh miêu tả: núi cao, vực sâu, đèo dốc, sương rừng, mưa núi, thác gầm, cọp dữ…
  • Những câu thơ nhiều thanh trắc, nghệ thuật đối, lặp từ, lặp cấu trúc, ngắt nhịp câu thơ, …

2. Nhận định thứ hai: Đoạn thơ vẽ nên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến gian khổ, hi sinh song cũng rất đỗi lãng mạn, hào hoa.

– Họ phải đối mặt với bao khó khăn, thử thách, mất mát, hi sinh:

  • Ấn tượng đầu tiên của Quang Dũng về người lính Tây Tiến trên đường hành quân là những bước đi mệt mỏi lẩn khuất như chìm đi trong sương dày đặc.
  • Người lính Tây Tiến phải đối mặt, vượt qua những dốc núi vô cùng hiểm trở với bao gian lao, vất vả: những dốc núi cao như chạm trời xanh, những vực sâu thăm thẳm, những sườn đèo dốc.
  • Cái hoang dại, dữ dội của núi rừng thường trực, đeo bám người lính Tây Tiến như một định mệnh, luôn hiện hình để hù doạ và hành hạ họ.
  • Dù can trường trong dãi dầu nhưng có khi gian khổ đã quá sức chịu đựng đã khiến cho người lính gục ngã. Họ hi sinh trong tư thế vẫn hành quân, vẫn chắc tay súng, vẫn ôm lấy và gục lên quân trang.

– Tâm hồn vẫn rất lãng mạn, hào hoa:

  • Vẻ tinh nghịch, tếu táo, chất lính ngang tàng như thách thách cùng hiểm nguy, gian khổ của người lính Tây Tiến.
  • Trên đường hành quân vất vả, họ thả hồn mình vào thiên nhiên, để trút bỏ hết mọi nhọc nhằn khỏi thân xác, phục tâm, phục sức.
  • Có lúc họ được dừng chân ở một bản giữa rừng sâu, quây quần bên những bữa cơm thắm tình quân dân cá nước. Tình cảm đầm ấm xua tan đi vẻ mệt mỏi trên gương mặt, khiến họ tươi tỉnh hẳn lên.
  • Cái nhìn lãng mạn đã nâng đỡ cho ngòi bút Quang Dũng, tạo nên màu sắc bi tráng khi nói tới sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
  • Nét đẹp trong tâm hồn lãng mạn, hào hoa của những chàng lính thủ đô giúp họ vượt qua được khó khăn, thử thách để tiếp bước trên đường hành quân, hoàn thành nhiệm vụ.

3. Bình luận:

– Hai nhận định đều khái quát được nội dung cơ bản của đoạn thơ.

– Cả hai đã cho thấy cái nhìn đầy đủ, rõ nét về thiên nhiên Tây Bắc và người lính Tây Tiến hiện về trong nỗi “nhớ chơi vơi” của nhà thơ khi ông đã rời xa Tây Tiến, rời xa con sông Mã.

– Đoạn thơ không chỉ là thiên nhiên Tây Bắc, người chiến sĩ Tây Tiến mà còn là tình yêu, sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với Tây Bắc, với Tây Tiến.

– Đoạn thơ là sự phối hợp hài hoà giữa yếu tố hiện thực và bút pháp lãng mạn. Cả đoạn thơ như một bức tranh thuỷ mặc cổ điển được phác thảo theo lối tạo hình phương đông. (so sánh với bút pháp miêu tả người lính trong các sáng tác khác).

  • Kết bài:

Đoạn thơ có giọng điệu chủ đạo là trang trọng, thể hiện tình cảm đau thương vô hạn và sự trân trọng, kính cẩn của nhà thơ trước sự hy sinh của đồng đội. Đoạn thơ với, cảm hứng lãng mạn, ngòi bút sắc sảo, táo bạo, trên nền hiện thực nghiệt ngã đã chạm khắc chân dung tập thể những người lính Tây tiến đậm chất bi tráng.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.