Suy nghĩ về câu nói: Ai có thể rửa sạch bàn tay bằng nước mắt, tâm hồn người đó sẽ được trong sạch

suy-nghi-ve-cau-noi-ai-co-the-rua-sach-ban-tay-bang-nuoc-mat-tam-hon-nguoi-do-se-duoc-trong-sach

Suy nghĩ về câu nói: “Ai có thể rửa sạch bàn tay bằng nước mắt, tâm hồn người đó sẽ được trong sạch”.

  • Mở bài:

Lỗi lầm là một phần tất yếu của cuộc sống. Không ai trong cuộc đời mình mà không một lần phạm phải sai lầm. Nhưng nếu sau mỗi lỗi lầm, con người biết sửa chữa, khắc phục hậu quả, hàn gắn vết thương ở người khác thì nhất định sẽ được tha thứ. Bởi thế, có người cho rằng: “Ai có thể rửa sạch bàn tay bằng nước mắt, tâm hồn người đó sẽ được trong sạch.”

  • Thân bài:

Những sai lầm chúng ta phạm phải trong cuộc sống là một điều hiển nhiên, khó mà tránh khỏi. Một người dù hoàn hảo cỡ nào, chắc chắn rằng họ luôn có những sai lầm cất giấu ẩn sâu trong tâm hồn. Có thể những sai lầm ấy khó có thể tha thứ, khó có thể được xã hội chấp nhận. Nhưng một khi  giọt nước mắt hối hận rơi vào bàn tay của học, thì phần nào tâm hồn của học đã được gột rửa.

Do nhiều áp lực, sức ép trong cuộc sống, nhiều người đã vô tình gây ra nhiều sai lầm khó tha thứ, có thể kể đến như: trong lúc nhậu, xảy ra những cuộc cãi nhau dẫn đến vô tình đâm chết người bạn nhậu của mình, hay trong một phút bẩn cẩn khi tham gia giao thông, một người đã vô tình gây ra cái chết cho người khác. Những sự việc như thế đều rất đau lòng, nó đều gây ra những tổn thương lớn cho người gây ra lẫn những người xung quanh. Nhưng không có nghĩa người gây tội không xứng đáng được đón nhận.

Con người biết hoàn lương là khi người đó nhận thức được sai lầm của mình, ân hận về hành vi của mình đồng nghĩa rằng họ đã gột rửa được bàn tay bị vấy bẩn bằng những giọt nước mắt hối hận và tâm hồn họ đã được trong sạch.. Họ biết rằng những điều mình đã làm là sai, biết tự hối lỗi, ăn năn hối hận. Và những người như thế nên được đón nhận.

Người xưa thường nói: “buông đao thành Phật”. Mặc dù sai lầm họ vô tình phạm phải rất khó được chấp nhận, nhưng một khi họ thật sự rơi giọt nước mắt hối hận, dù có được tha thứ hay không, nhưng tâm hồn họ ít ra đã được thanh thản. Bởi lẽ, một con người luôn có lương tâm. Lòng trắc ẩn luôn tồn tại bên trong họ. Lương tâm họ vẫn biết cắn rứt, ân hận về sai lầm mình gây ra. Họ vẫn biết đau buồn, hối hận. Hoàn lương luôn nằm trong thâm tâm của họ.

Trong cuộc sống, có lẽ chỉ trong phút chốc vô tình, họ đã làm điều sai trái. Con người luôn mắc lỗi trong cuộc sống. Vậy tại sao chúng ta không tha thứ cho họ? Những con người như thế xứng đáng được đón nhận, trao cơ hội để bắt đầu lại cuộc sống mới, cuộc đời mới. Họ đáng được xã hội hoan nghênh. Bàn tay họ từng bị vấy bẩn, nhưng nhờ những giọt nước mắt ân hận, họ được bắt đầu lại từ điểm xuất phát. Họ xứng đáng được chấp nhận. Đau khổ tột cùng chi bằng đón nhận để thanh thản.

Còn những người cố tình gây ra tội ác, làm hại đến người khác như những vụ án lạm dụng tình dục, giết người có tổ chức, tham nhũng,… phải bị trừng trị thích đáng dưới pháp luật của nhà nước. Những sai lầm không xứng đáng để được đón nhận và tha thứ. Bởi lẽ, nếu có rơi giọt nước mắt hối hận, ắt có lẽ nó cũng nằm trong kế hoạch của họ.

  • Kết bài:

Nói tóm lại, ai cũng có thể hoàn lương nếu biết ân hận và hối lỗi. Những việc làm vô tình của họ dù khó được tha thứ, nhưng giọt nước mắt hối hận chí ít cũng giúp tâm hồn họ trong sạch và thanh thản. Họ luôn có cơ hội để hoàn lương về hành vi của mình. Chỉ là họ có nhận ra cơ hội ấy hay không. Họ xứng đáng được đón nhận cho sự hoàn lương của họ.

Nghị luận: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: "Khuyết tật trong tâm hồn đáng sợ hơn khuyết tật trên thân thể" - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.