Suy nghĩ về câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”

suy-nghi-ve-cau-noi-cua-tong-thong-mi-lin-con-trong-buc-thu-gui-thay-hieu-truong-xin-thay-hay-day-cho-chau-biet-chap-nhan-thi-rot-con-vinh-du-hon-gian-lan-khi-thi

Suy nghĩ về câu nói của Tổng thống Mĩ Lin-Côn trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi”.

“Xin dạy cho cháu biết đến thế giới kì diệu của sách, nhưng cũng để cho cháu đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong nắng, và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh…

Ở trường, xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi. Xin hãy tạo cho cháu có niềm tin vào ý kiến của bản thân, cho dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến ấy là không đúng…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn đối với kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người chạy theo thời thế”.

(Trích thư của Tổng Thống Mĩ Lin – Côn gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, trong Những câu chuyện về người thầy).

1. Giải thích câu nói:

+ Câu nói khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian lận; đề cập đến đức tính trung thực của con người.

+ Trung thực là thật thà, ngay thẳng, không gian dối.

2. Bàn luận:

* Ý nghĩa của bức thư:

– Người cha mong thầy giáo hãy dạy cho con biết sự quý giá của sách, biết yêu quý cuộc sống, biết ứng nhân xử thế, có lòng trung thực, có sức mạnh, có niềm tin vào bản thân.

– Những ước muốn tha thiết của Tổng thống Mĩ Lin-Côn với thầy hiệu trưởng; thể hiện tình yêu cao cả của người cha đối với con; mối quan hệ gắn bó giữa gia đình với nhà trường.

– Thông điệp của tác giả: Trường học không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn nơi giáo dục nhân cách học sinh, trong đó người thầy giáo có vai trò định hướng để đào tạo ra những con người toàn diện về thể chất và trí tuệ, tâm hồn (đức, trí, thể, mỹ).

* Vấn đề trung thực trong học tập và thi cử:

+ Trung thực trong khi thi tức là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình.

+ Gian lận trong thi cử tức là làm mọi cách để thi đỗ bằng được mà không cần thực chất. Gian lận để có được kết quả cao nhưng mất đi nhân cách.

+ Câu nói nhắc chúng ta phải trung thực trong thi cử cũng như trong cuộc sống. Coi trọng thực chất, không chấp nhận gian dối.

+ Phê phán những người thiếu trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.

3. Bài học nhận thức và hành động:

+ Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người.

+ Phê phán lối học, lối sống giả dối

+ Liên hệ bản thân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.