Suy nghĩ về câu nói của Victor Hugo: Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm

luoi-bieng-an-choi-vuc-tham

“Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”

  • Mở bài:

Lao động luôn khiến con người cảm thấy vất vả. Nhưng nếu không lao động sẽ không có cuộc sống hạnh phúc. Thế giới này có được là bởi loài người đã không ngừng lao động trong mấy nghìn năm qua. Một khi quá trình này dùng lại, thế giới sẽ hoàn toàn sụp đổ. Bởi thế, Victor Hugo từng nói rằng: “Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”

  • Thân bài:

Lười nhác là gì?

Lười nhác hay lười biếng là trạng thái không thích vận động, ngại làm việc, ít chịu cố gắng, né tránh công việc, thích thụ hưởng sự nhàn hạ. Người lười nhác thường để bản thân mình nhếch nhác; tránh né công việc, ít chịu cố gắng, làm việc thì qua loa chiếu lệ, làm cầu thủ, làm lấy có chứ không có ý thức rõ ràng. Khi nói thì rất hăng, nhưng vào việc thì viện đủ lí do để che đậy cái hèn nhát và lười nhác của mình.

Ăn chơi là gì?

Ăn chơi là tiêu khiển bằng những thú vui vật chất như: bài bạc, hút xách, la cà nhậu nhẹt, trai gái, nghiện game… xem thường đạo đức và trách nhiệm của bản thân đối với cuộc sống.

Ý nghĩa: Ý kiến của nhà văn Victor Hugo nên lên tác hại to lớn của bệnh lười nhác và ăn chơi, đồng thời là lời cảnh tỉnh vô cùng đúng đắn đối với mỗi con người. Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm dìm tắt cuộc dời con người.

Thực trạng lười nhác và ăn chơi của thanh niên hiện nay:

Lười nhác ở thanh niên không chỉ là hiện tượng tức thời mà đã trở thành căn bệnh nhức nhối thường xuyên của xã hội: lười học tập, lười thể dục để rèn luyện thân thể, lười lao động để phục vụ bản thân, lười suy nghĩ, thờ ơ, trể nải, lừng khừng, không tha thiết gì với công việc, lười đọc sách báo để cập nhật tin tức…

Nạn ăn chơi của thanh niên đáng báo động, khá phổ biến, khá phức tạp với nhiều hình thức khác nhau, đã tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lí, hành vi, có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng tinh thần, mất phương hướng lựa chọn các giá trị sống và làm mất niềm tin của xã hội.

Tại sao “lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”?

Thói lười nhác của nhiều người mang lại những tai hại ghê gớm đối với bản thân họ và đối với xã hội. Bệnh lười nhác là một nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh về thể chất do không hoạt động như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim…

Không siêng năng, cần cù thì kết quả học tập và lao động của bản thân kém, dẫn đến những thất bại trong cuộc sống, tương lai nghèo khổ, trở thành gánh nặng của xã hội. Quá lười nhác làm tiêu hao nghị lực, làm suy nhược tinh thần phấn đấu, tài năng không được phát huy, thiếu hụt vốn sống, bỏ mất thời cơ tốt, lúc nên làm thì không, lúc làm thì đã trễ.

Bệnh lười nhác còn là nguyên nhân làm băng hoại nhân cách, “nhàn cư vì bất tiện”, có thể sống liều, dễ sa vào vòng tội lỗi. Người mắc bệnh lười nhác sẽ không được mọi người tin tưởng, tôn trọng.

Thói ăn chơi, hưởng thụ cũng gây ra những hậu quả không kém gì bệnh lười nhác. Làm việc cho người mất đi nhân cách, mất uy tín trong gia đình, bạn bè và xã hội: những hành vi ăn chơi không lành mạnh làm nảy sinh những ham muốn bản năng, vô đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, phá hoại hạnh phúc gia đình.

Ăn chơi, hưởng thụ nhiều làm cho sức khỏe bị suy giảm trầm trọng: Để thỏa mãn những thói ăn chơi, người ta sẵn sàng bán tài sản, bán cả danh dự, sự nghiệp của mình.

Bệnh lười nhác, thói ăn chơi, lối sống hưởng thụ không những gây hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến trật tự xã hội: gây mất trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, và làm xuống cấp thuần phong mĩ tục, là gánh nặng của xã hội.

Lười nhác và ăn chơi có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: Người mắc bệnh lười biếng thường tìm những phương kế để tiêu khiển, để giết thời giờ bằng những trò chơi có hại; người thích ăn chơi tinh thần bạc nhược thường dẫn đến lười nhác.

Khi mắc cả hai thứ bệnh lười nhác và ăn chơi thì tác hại không chỉ là phép cộng mà là cấp số nhân, chắc chắn sẽ đưa con người đến vực thẳm, đến những tệ nạn xã hội, dẫn đến bệnh tật, tù tội, bế tắc không lối thoát, tử vong,…Lười nhác và ăn chơi  hưởng thụ sẽ đưa con người đến vực thẳm của tội lỗi.

Làm thế nào để khắc phục bệnh ăn chơi và thói lười nhác?

Để chống lại căn bệnh lười nhác, ăn chơi và lối sống hưởng thụ, mỗi thanh niên cần phải dùng bản lĩnh để cai trị bản thân. Dùng tinh thần để động viên ý chí, nói không với tệ nạn xã hội, cụ thể là phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ nhân cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Những yếu tố giúp con người thành công đó là có trí tuệ, có kĩ năng làm việc, niềm đam mê, tự tim, có bản lĩnh, quyết tâm cao,có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ tích cực với cuộc sống, có kĩ năng giao tiếp tốt, biết nắm bắt cơ hội, có khả năng làm việc tập thể. Bởi thế, muốn thành công không nên sống lười nhác, ỷ lại, hay dựa dẫm vào người khác mà phải hoàn thiện bản thân, nâng có ý chí, lao động chân chính, tự tạo ra cơ hội cho chính mình.

Cuộc sống vốn có nhiều khó khăn dễ khiến con người sa ngã. Để không rơi vào trạng thái lười nhác, lối sống ăn chơi, phóng túng, cần phải luôn luôn đặt mục tiêu phấn đấu và phải quyết tâm hoàn thành cho bằng được. Lựa chọn công việc phù hợp với khả năng, trình độ và sở thích của mình để say mê trong công việc.

Lập thời gian biểu về học tập, việc làm, việc chơi để từ đó đánh giá việc nào chưa làm và sẽ hoàn thành vào lúc nào. Tạo ra động lực, xem việc học tập và lao động là cần thiết để đạt đến ước mơ của mình. Áp dụng triệt để phương châm “việc hôm nay, chớ để ngày mai”.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn nhiều bạn trẻ sống lười nhác, chỉ thích

  • Kết bài:

Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. Lao động là vinh vang. Chỉ có lao động mới mang lại cuộc sống tươi đẹp và hạnh phúc. Bởi thé, con người nên sống tốt hơn trước khi sống sướng hơn. Hãy luôn làm việc, vì làm việc là vinh quang, là cơ sở tạo ra mọi hạnh phúc của con người.


Những câu nói ý nghĩa:

  • Ý nghĩa thực sự của cuộc sống là ở chỗ dám hành động. (K.Marx)
  • Danh vọng thường đạt được bởi những người hăng say đón nhận sự việc và lập tức bắt tay vào hành động. (Fillo)
  • Đừng sợ hãi khi phải leo ra đầu cành, bởi vì trái đang đậu quả ở đấy. ( Anbur F. Leneban)
  • Bạn hãy tin rằng trên thế gian này không có gì không lao động mà có được, kể cả tình yêu – một tình cảm đẹp nhất, trìu mến và tự nhiên nhất. (L.Tolstoi)
  • Đường tuy ngắn không đi không đến. Việc tuy nhỏ không làm không nên. (Tuân Tử)
  • Hành động có thể không mang tới hạnh phúc nhưng không có hạnh phúc nào lại thiếu hành động. (William James)
  • Người muốn hưởng thụ ánh nắng mặt trời rực rỡ trước hết phải ra khỏi bóng râm mát mẻ. (Samuel Johnson)
  • Con người sống nhờ hành động, chứ không phải nhờ tư tưởng. (Antole France)
  • Đây là thế giới để hành động, chứ không phải để nhăn nhó và lười nhác. (Charle Diskens)
  • Cứ trông chờ lời cầu nguyện của ta được nghe thấy chỉ là vô vọng nếu ta chỉ cầu nguyện mà không phấn đấu. (Aesop)-Học cho rộng, hỏi cho kĩ ; Suy nghĩ cho thật kĩ ; Làm việc cho hết sức ; Như thế mới thành công (Trung dung)
  • Thành công tạo ra thành công cũng như tiền bạc tạo ra tiền bạc. (Chamfort)
  • Sự thành công nhờ ba yếu tố : làm việc, may mắn, tài năng. (Voltaire)
  • Bí quyết của thành công là làm chu đáo mọi việc mà không hề nghĩ tới danh vọng. (Longfellow)
  • Thành công chỉ đến khi bạn làm việc tận tâm và luôn nghĩ tới những điều tốt đẹp. (Arnold Schwarzenegger)
  • Động não và đi trước thời gian, đó là bí quyết thành công của tôi. (Bill Gates)

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nguyên nhân của hiện tượng nói dối và làm giả trong xã hội ngày nay - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn, tự tin và sự kiêu căng, tự mãn - Thế Kỉ
  3. Nghị luận về tính siêng năng và kiên trì trong công việc - Theki.vn
  4. Trình bày những giải pháp để khắc phục sự lười biếng của học sinh ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.