Suy nghĩ về kết thúc truyện Chí Phèo của Nam Cao

suy-nghi-ve-ket-thuc-truyen-chi-pheo

Suy nghĩ về kết thúc truyện “Chí Phèo”

– Kết thúc truyện “Chí Phèo” của Nam Cao đầy ám ảnh không chỉ tạo nên một kiểu kết thúc khép kín, đầu cuối tương ứng mà còn để lại một nỗi day dứt và bi thương trong lòng độc giả. “Cái lò gạch cũ” đầu tác phẩm là nơi mở đầu một số phận, một kiếp người đau khổ đầy bi kịch thương tâm.

– Hình ảnh “cái lò gạch cũ” ở cuối tác phẩm không phải là một hình ảnh thực mà là một hình ảnh tưởng tượng nói lên rằng: “Rất có thể từ cái lò gạch cũ ấy, Thị Nở lại cho ra đời một Chí Phèo con ngỗ ngược hơn bố nó để nối nghiệp. Điều ấy chưa có gì đảm bảo, nhưng có điều chắc chắn rằng chừng nào còn tồn tại xã hội “người ăn thịt người”, thì chừng ấy còn tồn tại hiện tượng Chí Phèo”.

– Nghĩa là Chí Phèo chết, nhưng hiện tượng Chí Phèo chưa chấm dứt. Hiện tượng Chí Phèo là hiện tượng hàng vạn người nông dân lao động lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa và khi ý thức nhân phẩm trở về thì lại bị xã hội lạnh lùng cự tuyệt để phải tìm đến cái chết thảm thương. Giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm được toát ra từ một chi tiết giản dị như thế. Qua chi tiết này, Nam Cao lúc đó hình như cảm thấy số phận người nông dân cứ rơi vào một vòng luẩn quẩn “Con kiến mà leo cành đa, leo phải cành cụt leo ra leo vào” không lối thoát.

– Đây là một cái kết đầy bi quan khác xa với kết thúc của truyện ngắn Vợ Nhặt (Kim Lân). Kết thúc tác phẩm này là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ báo hiệu cách mạng đã trở về, chỉ có cách mạng mới có thể giải phóng cho nỗi thống khổ của nhân dân.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.