Suy nghĩ về lẽ sống ở đời qua lời thơ: Nếu là con chim, chiếc lá… (Một khúc ca xuân – Tố Hữu)

suy-nghi-ve-le-song-o-doi-qua-loi-tho-neu-la-con-chim-chiec-la-mot-khuc-ca-xuan-to-huu

Suy nghĩ về lẽ sống ở đời qua lời thơ:

…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

(Một khúc ca xuân – Tố Hữu)


  • Mở bài:

“Cái quý giá nhất của con người là đời sống. Vì đời người chỉ sống có một lần”. Vậy phải sống sao cho “khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn?”. Để trả lời với tất cả chúng ta câu hỏi đó, trong bài “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu đã tâm sự bằng những câu thơ giản dị mà rất sâu sắc:

…“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

(Một khúc ca xuân)

  • Thân bài:

Nếu‌ ‌là‌” là ‌cách‌ ‌nói‌ ‌giả‌ ‌định.‌ ‌”Con‌ ‌chim”,‌ ‌”chiếc‌ ‌lá” là những‌ ‌sinh‌ ‌linh‌ ‌nhỏ‌ ‌bé‌ ‌trong‌ ‌cõi‌ ‌đời.‌ ‌Tuy‌ ‌nhỏ‌ ‌bé‌ ‌nhưng‌ ‌khi‌ ‌đã‌ ‌ hiện‌ ‌diện‌ ‌trên‌ ‌đời‌ ‌thì‌ ‌phải‌ ‌có‌ ‌trách‌ ‌nhiệm‌ ‌với‌ ‌đời.‌ ‌Nghĩa‌ ‌là‌ ‌“con‌ ‌chim‌ ‌phải‌ ‌hót,‌ ‌chiếc‌ ‌lá‌ ‌ phải‌ ‌xanh”.‌ ‌Từ‌ ‌đó‌ ‌suy‌ ‌ra‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌cũng‌ ‌vậy‌ ‌một‌ ‌khi‌ ‌đã‌ ‌sống,‌ ‌đã‌ ‌“vay”‌ ‌nhiều‌ ‌của‌ ‌xh‌ ‌thì‌ ‌ phải‌ ‌biết‌ ‌“trả”.‌ ‌“Lẽ‌ ‌nào‌ ‌vay‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌có‌ ‌trả”‌ ‌là‌ ‌như‌ ‌vậy.‌ ‌Biết‌ ‌trả‌ ‌nợ‌ ‌xh‌ ‌đó‌ ‌là‌ ‌trách‌ ‌ nhiệm‌ ‌của‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌ở‌ ‌đời‌ ‌“sống‌ ‌là‌ ‌cho‌ ‌đâu‌ ‌chỉ‌ ‌nhận‌ ‌riêng‌ ‌mình”.‌ ‌Con‌ ‌người‌ ‌trong‌ ‌xã hội đâu‌ ‌phải‌ ‌chỉ‌ ‌là‌ ‌hưởng‌ ‌thụ‌ ‌mà‌ ‌còn‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến.‌ ‌

Bằng hình ảnh “Nếu là con chim, chiếc lá / Thì con chim phải hót / chiếc là phải xanh”, Tố Hữu muốn khẳng định trước hết sống phải có ích cho đời. Là con chim không chỉ biết kêu mà cao hơn nữa phải biết cất tiếng hót ca lanh lảnh hót cho đời, tạo nên những bản nhạc rộn rã tươi vui cho đất trời. Cũng như vậy, đã là chiếc lá thì chiếc lá phải xanh tươi đưa lại sức sống cho cây cối, làm mát mắt cho đời và hút nhiều thán khí, nhả ra nhiều ô-xi đem lại sự sống cho con người và muôn loài vật trên trái đất này. Ngay cả những sinh vật hết sức nhỏ bé như thế, mà chúng còn biết hiến dâng những gì tốt đẹp nhất, có ý nghĩa nhất giúp ích cho đời.

Quả thật như vậy, con người chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Mà sống đẹp là có “vay” “trả” và cao hơn nữa sống là cống hiến, hy sinh cho đời. Muốn sống cho xứng đáng tên gọi thiêng liêng cao quý của mình. Mỗi chúng ta phải có lẽ sống đẹp. Nghĩa là phải biết ứng xử một cách đẹp đẽ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng, với quê hương đất nước.

Nói như Tố Hữu, lẽ sống đẹp là lẽ sống có “vay” thì có “trả”, có “nhận”, thì phải có “cho”, phải cống hiến hy sinh sức lực, tâm trí, thậm chí là cả sự sống của mình cho đời, để đời ngày một “đàng hoàng”, “tươi đẹp hơn”. Mỗi chúng ta giờ đây được sống trên đời, hít thở khí trời, đứng thẳng hai chân kiêu hãnh làm người, chúng ta đã được nhận quá nhiều từ công sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, ông bà tổ tiên, từ tình yêu thương đùm bọc của bà con, đồng bào, từ sự hy sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã đổ máu xương để xây dựng quê hương và giữ gìn đất nước thanh bình tươi đẹp như hôm nay…

Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta đã được thừa hưởng biết bao thành quả của người đi trước để lại và người khác đem cho. Như thế là chúng ta đã “vay”, đã “mắc nợ” người thân, nhân dân, đất nước nhiều rồi! Là con người vốn giàu nhân cách và lòng tự trọng, chúng ta phải “trả”, hơn nữa phải “cho” nhiều hơn những gì mà chúng ta đã “vay”, đã “nhận”. Đó là hành động vừa đúng với nhân tâm, vừa hợp với đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

Thực tế chứng minh rằng trong sự nghiệp xây dựng chính quyền và bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc, ta đã có biết bao con người sống rất đẹp cho đạo lý, lẽ sống “trả”, “vay” đó, như Võ Thị Sáu, Nguyễn Văn Trỗi, Lý Tử Trọng, Đặng Thùy Trâm,… Họ sẵn sàng “cho” cả cuộc đời, sẵn sàng đổ máu mình cho Tổ quốc đơm hoa Độc lập, kết trái tự do. Noi theo những tấm gương cao đẹp đó, giờ đây, những người đang sống lại tiếp tục hy sinh, cống hiến tâm trí và sức lực của mình để làm giàu cho Tổ quốc. Hàng ngày, hàng giờ trên đất nước ta có biết bao con người đã “cho” đi những giọt mồ hôi thấm đẫm tâm não để “nhận” lại những công trình khoa học, những sản phẩm lao động; hoặc “cho” đi những giọt máu đào nhân đạo để cho người bệnh có nụ cười ngọt ngào, vì sự sống được hồi sinh; hoặc “cho” đi những đồng tiền mà mình tiết kiệm được để cho những người nghèo, cơ nhỡ có những điều kiện vật chất tối thiểu để hướng cuộc đời về phía tương lai.

‌Quan‌ ‌niệm‌ ‌sống‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến‌ ‌của‌ ‌nhà‌ ‌thơ‌ ‌thể‌ ‌hiện‌ ‌một‌ ‌lẽ‌ ‌sống‌ ‌cao‌ ‌đẹp,‌ ‌vị‌ ‌tha‌ ‌của‌ ‌thanh‌ ‌niên‌ ‌trong‌ ‌thời‌ ‌đại‌ ‌Bác‌ ‌Hồ‌ ‌hiện‌ ‌nay.‌ ‌ ‌Là‌ ‌một‌ ‌thành‌ ‌viên‌ ‌sống‌ ‌trong‌ ‌cộng‌ ‌đồng‌ ‌xã hội,‌ ‌mỗi‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌sống‌ ‌với‌ ‌nhau,‌ ‌sống‌ ‌có‌  trách‌ ‌nhiệm‌ ‌với‌ ‌nhau.‌ ‌Vay‌ ‌nhiều‌ ‌của‌ ‌xã hội,‌ ‌ai‌ ‌cũng‌ ‌vậy‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌ra‌ ‌sức‌ ‌trả‌ ‌ món‌ ‌nợ‌ ‌ấy‌ ‌cho‌ ‌xã hội.‌ ‌Để‌ ‌trang‌ ‌trải‌ ‌món‌ ‌nợ‌ ‌đã‌ ‌vay‌ ‌ấy‌ ‌của‌ ‌xã‌ ‌hội,‌ ‌chúng‌ ‌ta‌ ‌phải‌ ‌biết‌ ‌cống‌ ‌hiến‌ ‌hết‌ ‌sức‌ ‌lực‌ ‌của‌ ‌mình‌ Nếu‌ ‌mọi‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌như‌ ‌vậy,‌ ‌đất‌ ‌nước‌ ‌ta‌ ‌nhất‌ ‌định‌ ‌sẽ‌ ‌tiến‌ ‌lên‌ ‌văn‌ ‌minh,‌ ‌công‌ ‌bằng‌ ‌và‌ ‌ giàu‌ ‌mạnh.‌ ‌ ‌

Tuy nhiên, bên cạnh biết bao con người ngày đêm miệt mài học tập, lao động, cống hiến tài năng sức lực cho xã hội, đất nước, thì có một bộ phận không nhỏ của thanh niên lại chỉ biết “vay”“nhận”, thậm chí còn “nhận” quá nhiều mà không chịu “trả”. Họ đua đòi theo con đường ăn chơi hưởng lạc: đến với vũ trường, tìm đến “nàng tiên nâu”, “cái chết trắng”, để tiêu vèo hết cuộc đời trong chốc lát, vi những thú vui vô nghĩa, mà không hề biết hổ thẹn. Những người có lối sống ích kỷ và bất nhân, vô ơn bạc nghĩa ấy thật đáng phê phán, lên án.

Trong‌ ‌tình‌ ‌hình‌ ‌hiện‌ ‌nay,‌ ‌mỗi‌ ‌một‌ ‌con‌ ‌người‌ ‌đều‌ ‌phải‌ ‌xác‌ ‌định‌ ‌đúng‌ ‌việc‌ ‌rèn‌ ‌luyện‌ ‌tu‌ ‌ dưỡng‌ ‌của‌ ‌bản‌ ‌thân‌ ‌mình,‌ ‌luôn‌ ‌luôn‌ ‌biết‌ ‌sống‌ ‌vì‌ ‌mọi‌ ‌người,‌ ‌thấy‌ ‌được‌ ‌“sống‌ ‌là‌ ‌cho”‌ ‌đó‌ ‌ là‌ ‌điều‌ ‌hạnh‌ ‌phúc.‌ ‌Là‌ ‌học sinh,‌ ‌ngay‌ ‌từ‌ ‌khi‌ ‌ngồi‌ ‌trên‌ ‌ghế‌ ‌nhà‌ ‌trường‌ ‌cần‌ ‌phải‌ ‌có‌ ‌ý‌ ‌thức‌ ‌sống‌ ‌vì‌ ‌mọi‌ ‌người,‌ ‌sống‌ ‌là‌ ‌cống‌ ‌hiến.‌ ‌ ‌

  • Kết bài:

Những câu thơ giản dị của Tố Hữu đã thể hiện một lẽ sống biết “vay”“trả”; “cho”“nhận”, “cống hiến”“thụ hưởng” đúng lương tâm và đạo lí rất đẹp của người Việt Nam xưa nay. Những‌ ‌ai‌ ‌chỉ‌ ‌biết‌ ‌hưởng‌ ‌thụ,‌ ‌vị‌ ‌kỉ,‌ ‌vụ‌ ‌lợi,‌ ‌chỉ‌ ‌biết‌ ‌“vay”‌ ‌mà‌ ‌không‌ ‌biết‌ ‌ “trả”,‌ ‌sống‌ ‌ở‌ ‌trên‌ ‌đời‌ ‌mà‌ ‌thiếu‌ ‌tinh‌ ‌thần‌ ‌trách‌ ‌nhiệm‌ ‌đối‌ ‌với‌ ‌cuộc‌ ‌đời.‌ Hiểu được lẽ sống đó, mỗi chúng ta, ở từng cương vị cuộc sống khác nhau, hãy cống hiến hết sức mình, hãy “cho” thật nhiều và gắng làm “Một mùa xuân nho nhỏ, lặng lẽ dâng cho đời” như nhà thơ Thanh Hải đã viết:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”.

Đọc thêm:

Cảm nhận lẽ sống cao đẹp của con người qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ước nguyện cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về ước nguyện chân thành và cao quý của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Theki.vn
  3. Cảm nhận bài thơ Từ ấy của Tố Hữu. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.