Suy nghĩ về quan niệm “dĩ hoà vi quý” và “một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”

suy-nghi-ve-quan-niem-di-hoa-vi-quy

“Dĩ hoà vi quý” và “một trăm cái lí không bằng một tí cái tình”

Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích:

“hoà”: là khoan hoà, hoà thuận, hoà hoãn; không tranh chấp, không xích mích.

→ “Dĩ hòa vi quý” là lấy sự hòa thuận làm cách ứng xử trong mối quan hệ với người khác, tránh gây mâu thuãn, xung đột, đề cao tình nghĩa.

“lí”: lẽ phải, lí lẽ; nguyên tắc ứng xử giữa người với người được xác định từ truyền thống, phong tục, đặc biệt là được quy định bằng hệ thống pháp luật nhất định.

“tình”: tình cảm, tình nghĩa giữa người với người trong cuộc sống.

→ “Một trăm cái lí không bằng một tí cái tình” là lối sống đề cao tình nghĩa, hướng tới cuộc sống hòa thuận, gắn kết, nhường nhịn lẫn nhau.

⇒ Cả hai quan niệm đều coi trọng vai trò của tình nghĩa, sự hoà thuận trong đời sống.

2. Bình luận:

– Mặt tích cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:

+ Tạo nên môi trường sống hoà thuận, giàu tình cảm, tình nghĩa, thân thiện giữa người với người.

+ Tạo nên những quan hệ tốt đẹp, bền vững.

– Mặt tiêu cực của quan niệm sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận:

+ Dễ khiến con người trở nên nhu nhược, thậm chí là hèn nhát.

+ Dễ dẫn đến việc vi phạm các quy định của pháp luật.

(Lấy dẫn chứng minh hoạ cho các ý trong quá trình bàn luận)

3. Trình bày quan niệm sống của mình:

– Từ nhận thức về mặt tích cực và hạn chế của lối sống coi trọng tình nghĩa và sự hoà thuận của cha ông, thí sinh cần bày tỏ quan điểm sống của chính mình, lúc nào cũng cần “dĩ hòa vi quý” và đề ra được phương hướng để thực hiện quan điểm sống ấy.

– Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình nhưng cần có thái độ chân thành, đúng mực, phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.