Suy nghĩ về vai trò của lối giao tiếp lịch sự qua câu: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe

loi-noi-chim-khon-keu-tieng-ranh-rang

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Từ ý nghĩa câu tục ngữ trên, hãy suy nghĩ về vai trò của lối giao tiếp lịch sự trong cuộc sống hằng ngày.


  • Mở bài:

Giữa phẩm chất bên trong và lời nói bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ. Lời ăn tiếng nói thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách tốt đẹp của con người. Đặc biệt là trong giao tiếp với người khác cần có lời nói lịch sự, ôn hòa để tạo thiện cảm với mọi người. Nhắc nhở về điều ấy, người xưa có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

  • Thân bài:

1. Giải thích:

“Chim khôn”: là con chim biết lựa chọn cách sống an toàn và dâng cho cuộc đời tiếng hát hay. Chim khôn thường hót tiếng rảnh rang làm say mê lòng người.

“Người khôn”: là người có nhân cách tốt đẹp, lối ứng xử thuận hòa, làm hài lòng người khác. Người khôn thường ăn nói đúng mực, phải lời, luôn làm cho người khác thấy được tôn trọng, cảm mếm.

2. Biểu hiện:

– Họ luôn biết suy nghĩ, cân nhắc thấu đáo trước khi nói ra lời nào đó với một thái độ khoan dung, nhẹ nhàng và tế nhị.

– Người biết quý trọng lời nói luôn biết tôn trọng người khác. Bởi thế, trong giao tiếp, họ ko khi nào dùng lời lẽ khó nghe khiến người khác buồn lòng.

3. Ý nghĩa:

– Bằng câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích, người xưa muốn đề cao thái độ ôn hòa trong giao tiếp và nhắc nhở chúng ta phải biết xây dựng lối giao tiếp tôn trọng, lịch sự, hướng đến hiệu quả.

– Chính qua phong cách giao tiếp, ta có thể đoán được nhân cách và tài trí của người khác.

– Lối giao tiếp tế nhị, lịch sự rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người:

+ Nó giúp ta đạt được mục đích trong giao tiếp với mọi người.

+ Nó giúp ta được mọi người yêu mến, tôn trọng và giúp đỡ ta trong cuộc sống.

+ Nó thể hiện nhân cách cao đẹp của con người.

+ Nó giúp gắn kết tình cảm cộng đồng.

+ Giao tiếp không lịch sự là thất bại trong việc dùng lời nói của con người. Và đó là nguyên nhân dẫn đến thất bại trong cuộc sống.

Phê phán: Vẫn còn có nhiều người không lịch sự, tế nhị trong giao tiếp. Họ thật đáng bị chê trách.

Bài học nhận thức: Cần xây dựng và rèn luyện lối giao tiếp lịch sự, té nhị, tôn trọng lẫn nhau trong cuộc sống. Không có gì tốt đẹp bằng những lời nói chân thật.

  • Kết bài:

Hãy xây dựng lối giao tiếp lịch sự, nhã nhặn và cao thượng ngay từ bây giờ.


Bài làm:

  • Mở bài:

Giữa phẩm chất bên trong và lời nói bên ngoài có mối liên hệ chặt chẽ. Lời ăn tiếng nói thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách tốt đẹp của con người. Nói về điều ấy, người xưa có câu: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”.

  • Thân bài:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang”: Tiếng rảnh rang là tiếng hót trong trẻo, thanh thản, vui tươi. Tiếng hót ấy biểu thiện một trạng thái hồ hở, thoải mái, không hề vướng bận. Câu tục ngữ nhằm nói đến những chú “chim khôn” là những chú chim có những tiếng hót hay, mượt mà, nhẹ nhàng khiến cho người nghe cảm thấy vui vẻ, dễ chịu.

“Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”: Nhằm chỉ đến những người có những lời nói dịu dàng, nhẹ nhàng, dễ nghe. Người khôn là những người có sự suy nghĩ trước khi nói biết hiểu đến cảm giác của người nghe và là một người chu đáo luôn quan tâm đến người khác

Người Việt ta luôn đề cao lời ăn tiếng nói và xem lời ăn tiếng nói như một bộ phận hết sức quan trọng trong việc đánh giá phong cách, nhân cách và cả đạo đức của một con người. Nhưng hiện nay trong một bộ phận giới trẻ  đang tồn tịa lối giao tiếp thiếu lịch sự, tế nhị và không tôn trong người khác.

Họ tìm cho mình là những lối giao tiếp cộc lốc, thô thỉ, tục tĩu. Và thời gian cứ thế trôi qua không một ai chịu thay đỏi và dần dần tạo trong họ một lối giao tiếp bất lịch sự. Giống như ta thường thấy một số bạn học sinh khi bước ra trường thì văng tục vài câu chửi thề nhưng không ai chấn chỉnh điều đó. Cứ thế cái bất thường không bị phê phán đã trở thành cái bình thường, dễ dàng được chấp nhận. Điều đó tạo nên một suy nghĩ muốn nói gì thì nói trong mỗi người và nguyên nhân chính cũng là sự thờ ơ của xã hội,của người lớn. Những người như vậy thật đáng trê trách.

Ta có thể dễ nhận biết được một cách dễ dàng bởi những người có lối giao tiếp lịch sự và bất lịch sự. Như một người có một lối giao tiếp lịch sự luôn được những người bạn tốt và luôn có những mối quan hệ lành mạnh ngược lại còn những người có lối giao tiếp bất lịch sự xung quanh.

Nhưng cũng chớ lầm hiểu với những người bên ngoài  có lối giao tiếp lịch sự, tế nhị nhưng nhân cách kém cỏi. Họ luôn dùng vẻ bề ngoài dễ mến để lừa gạt người khác nhằm vụ lợi cho bản thân.

Lối giao tiếp lịch sự không chỉ nói là làm được. Nhưng điều đâu tiên chúng ta học sinh có thể làm được là học. tập. hãy học những lời hay ý đẹp để có thể nói được “lời dễ nghe”.  Học để thật nhiều kiến thức và rèn luyện cho ta có một đức tính tốt đẹp. Đầu tiên là làm những việc nhỏ như chấp hành kỷ luật nhà trường, pháp luật và rèn luyện ý thức trước khi nói một điều gì đó và chịu trách nhiệm cho những lời mình đã nói ra.

  • Kết bài:

Lời nói vô hình nhưng có thể làm tổn thương người khác. Vì vậy, từ bây giờ chúng ta khi con là học sinh hãy học tập một cách chăm chỉ, luôn rèn luyện cho mình thói quen suy nghĩ trước khi nói và hình thành thói quen ấy trong nếp sống hằng ngày của chúng ta và làm cho chúng ta có một nếp sống đẹp.

Nghị luận: Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người tốt

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.