Suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với con người

suy-nghi-ve-vai-tro-va-y-nghia-long-tu-trong-doi-voi-con-nguoi-12165-2.jpg

Suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với con người.

  • Mở bài:

Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần thiết đó là lòng tự trọng. Lòng tự trọng đối với nhân cách con người cũng giống như dưỡng khí đối với cơ thể, nếu thiếu đi lòng tự trọng, khu vườn nhân cách cũng vô nghĩa.

  • Thân bài:

Thế nào là tự trọng?

Tự trọng là coi trọng và giữ gìn nhân cách, phẩm giá và danh dự của mình. Rèn luyện đức tính tự trọng là một trong những điều tạo nên cho nhân cách một con người.

Thế nào là người sống có lòng tự trọng?

Người có lòng tự trọng là người luôn biết cư xử, hành động, nói năng đúng mực để mọi người đáng giá đúng về mình. Họ biết tự đánh giá những hành vi ứng xử của bản thân và chấp nhận điều chỉnh để hoàn thiện về bản thân. Hơn nữa người có lòng tự trọng sẽ biết đứng lên đẻ bảo vệ chính mình trước dư luận, luôn tự tin, tự chủ. Chính vì thế, người có lòng tự trọng sẽ nhận được sự tôn trọng của những người khác. Họ được giúp đỡ, yêu mến ngay chính trong môi trường sống và làm việc của họ. Điều này rất quan trọng vì không ai có thể sống thành công trong khi sống tách biệt với xã hội.

Người có lòng tự trọng luôn tự nguyện làm những việc phải làm, quyết không làm những việc không được làm, không nên làm. Họ tự nhận những gì mình xứng đáng được hưởng, quyết không thụ hưởng những gì không phải là của mình. Vật chất, cũng như tinh thần không đánh cấp thành quả của người khác. Không bao giờ họ chịu sống dựa vào công lao và sự hi sinh của người khác. Họ cũng không để mình phải chịu nổi hổ thẹn vì mặc cảm mình là kẽ hen nhát, kẽ hèn kém hơn người khác không xúng đáng sống bằng người khác…

Người có lòng tự trọng luôn là người có lối sống giản dị, khiêm tốn, khoan dung và hiền hòa với mọi người. Biết tôn trọng bản thân, có ý thức tôn trọng người khác, xây dựng những mối quan hệ, tốt đẹp, bền chặt hướng tới lợi ích chung của cộng đồng là lối sóng cần có trong mọi thời đại, nhất là trong cuộc sống hiện nay.

Vai trò và ý nghĩa của lòng tự trọng đối với cuộc sống con người:

Lòng tự trọng không chỉ là phẩm chất tạo nên giá trị cho mỗi người mà còn tác động đến toàn xã hội. Ngày nay có rất nhiều người nhiều việc thể hiện thiếu lòng tự trọng. Học sinh tìm cách quay cóp trong những kỳ thi, sinh viên chép lại luận văn mỗi kỳ thi tốt nghiệp. Ngoài đường người ta đi vào đường ngược chiều hay vược đèn đỏ tự nhiên khi không có bống cảnh sát, người ta đổ rát sang nhà bên cạnh. Nơi công sở người ta làm việc riêng hay dùng điện thoại cơ quan để trò truyện hàng giờ. Nơi công cộng người ta gây phiền hà cho mọi người không có ý thức giữ vệ sinh bảo vệ môi trường.

Trong gia đình, nếu thiếu lòng tự trọng,các thành viên không biết tôn trọng lẫn nhau thì làm sao có thể tạo nên những con người tự trọng. Trong xã hội, nếu có quá nhiều người thiếu lòng tự trọng thì không sớm thì muộn cũng đầy những kẻ dối trá, sẵn sàn chà đạp lên nhũng nguyên tắc tốt đẹp giữa người vói người. Hành vi giả dối, lừa gặt sẽ tràn lan trong xã hội. Từ đó làm mất dần đi vai trò và ý nghĩa của các phẩm chất, đức tính tốt đẹp khác ở con người.

Sống biết tự trọng con người sẽ không làm những điều dối trá. Tuy người khác không biết nhưng chính mình biết rõ.Chẳng hạn như một học sinh biết tự trọng sẽ không gian dối trong học tập thi cử; một công chức nhà nước biết tự trọng thì biết tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không lợi dụng chứa vụ đẻ tư túi; một công dân biết tự trọng sẽ biết tự giác tôn trọng pháp luật; một con người biết tự trọng sẽ không phản bội lòng tin của người khác.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người không biết tự trọng. Đó thường là những người có phẩm chất đạo đức yếu kém, sống ích kỉ, yếu đuối, thiếu tình yêu thương. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng khinh thường, xúc phạm, phỉ báng người khác, làm những việc trái với đạo lí, vi phạm pháp luật. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Mỗi con người cần phải có lòng tự trọng, nhất là đối với học sinh. Cần rèn luyện lòng tự trọng vững chắc để tránh được những hành động sai trái, gắn kết bản thân với tập thể và cộng đồng. Sống không có lòng tự trọng sẽ không có đủ niềm tin để phấn đấu, bởi thế sẽ gặp nhiều thất bại. Tuy nhiên, hãy tự trọng chứ không nên tự ái, tự ti thái quá. Việc gì nên làm thì quyết liệt làm lấy. Việc gì không nên làm thì nên tránh. Lòng tự trọng nâng cao và khẳng định giá trị bản thân, còn tự ái thì ngược lại.

  • Kết bài:

Tự trọng là ánh sáng lung linh chiếu rọi trong khu vườn đạo đức. Mỗi người hôm nay đều cố gắn rèn luyện lòng tự trọng, phấn đấu tiến lên trên con đường sự nghiệp của mình, gặt hái được thành công mới từng ngày. Để có thành công vững chắc, xứng đáng với thành công, đừng quên nhắc nhở mình phải có lòng tự trọng.

Suy nghĩ: Người không biết tôn trọng tình cảm của người khác, cuối cùng sẽ chỉ làm cho người khác chán ghét và căm hận

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: "Phải chăng tự trọng là hạt giống để phát triển nhân cách?" - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về lối sống có lòng tự trọng của con người trong cuộc sống ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.