Suy nghĩ về ý chí vươn lên trong học tập của học sinh qua câu nói “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn tới thành công”

suy-nghi-ve-y-chi-vuon-len-trong-hoc-tap-cua-hoc-sinh

Suy nghĩ về ý chí vươn lên trong học tập của học sinh qua câu nói “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn tới thành công”.

  • Mở bài: 

Học tập là một nhiệm vụ lâu dài và rất khó khăn. Để kiên trì học tập, đạt đến kết quả tốt đẹp, con người cần phải có ý chí kiên định, mạnh mẽ. Thiếu ý chí, khi đối diện với trở ngại, dù không có gì khó khăn, cũng rất dễ nản lòng, bỏ cuộc. Bởi thế, có người khuyên rằng: “Chỉ cần có ước mơ đủ lớn, ý chí sẽ đưa bạn tới thành công”.

  • Thân bài :

* Ý chí là gì?

– Ý chí là ý thức, sự kiên định, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ nhằm đạt cho bằng được mục đích mà mình đã xác định. Người có ý chí là người luôn biết nỗ lực vươn lên trong mọi hoàn cảnh, không bao giờ bỏ cuộc để đạt đến thanh công trong công việc và trong đời sống.

* Vai trò và ý nghĩa của ý chí trong học tập:

Học tập là một công việc vô cùng khó khăn. Nếu thiếu ý chí, sự kiên trì, nhẫn nại, học sinh không có động lực để thực hiện tốt việc học của mình bởi ý chí cũng giống như năng lượng đối với một cỗ máy, thiếu năng lượng, cỗ máy không thể vận động tạo ra các hoạt động khác một cách hiệu quả và hữu ích.

Có ý chí mạnh mẽ, kiên cường giúp học sinh vượt qua những thử thách khó khăn để đạt được mục tiêu, mơ ước của mình. Việc học tập không bao giờ hết khó khăn. Có ý chí, chúng ta sẽ có đủ sức mạnh sẵn sàng chiến thắng trở ngại. Từ đó, thêm tự tin, giàu mơ ước ở tương lai.

Có ý chí mạnh mẽ giúp học sinh tự tin trong học tập, trở nên năng động và sáng tạo. Mỗi thành công là một động lực lớn thôi thúc học sinh không ngừng cố gắng. Học sinh càng giàu ý chí càng thêm say mê trong học tập.

Có ý chí, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua khó khăn giúp học sinh tin tưởng vào việc học, tin tưởng vào bản thân và không ngừng vươn lên chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, hoàn thiện nhân cách, nhân phẩm và năng lực.

Học sinh có ý chí trong học tập không những sẽ đat được thành tích học tập tốt đẹp, kiến thức vững vàng, kĩ năng hoàn thiện mà còn được bạn bè, thầy cô yêu mến, trở thành tấm gương sáng để bạn bè noi theo.

* Những tấm gương sáng về ý chí vươn lên trong học tập:

Trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi, dù nhà rất nghèo, nhờ có lòng ham học và ý chí vươn lên, ông đã vượt qua khó khăn, trở thành trạng nguyên.

Nhờ có tình yêu nước lớn lao và ý chí kiên cường, Bác Hồ đã bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước. Sau 30 năm, trải qua không biết bao nhiêu gian khổ, Người cũng đã tìm được con đường giải phóng dân tộc.

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, sinh ra đã khuyết tật. Nhờ có ý chí vượt qua nghịch cảnh, thầy đã nỗ lực luyện viết bằng chân, trở thành thầy giáo mẫu mực, được mọi người kính trọng.

* Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập?

Trước hết, mỗi học sinh cần có ý thức rõ ràng về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc học đối với con người và trách nhiệm của bản thân trong học tập.

Cần xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, đúng đắn, phù hợp và tự giác, kiên trì thực hiện tốt kế hoạch ấy. Trước khó khăn, trở ngại, không bao giờ bỏ cuộc; tích cực, năng động, sáng tạo, tìm cách vươn lên.

Khiêm tốn học tập từ  bạn bè, sách vở, đời sống; xây dựng ước mơ, lý tưởng sống cao đẹp. 

* Phê phán:

Ngày nay, vẫn còn có nhiều học sinh không có ý chí trong học tập. Họ lười biếng, ham chơi, xem nhẹ nhiệm vụ học tập, kết quả học tập yếu kém. Những học sinh như thế thật đáng chê trách.

* Bài học nhận thức:

Không học tập thì không thể trở thành người tốt. Không có ý chí trong học tập sẽ không có thành công. Một người không có ý chí sẽ sớm bỏ cuộc, rời khỏi con đường học vấn.

  • Kết bài :

Sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại không phải ở sức mạnh, kiến thức hay sự hiểu biết – mà chính ở ý chí. Bởi thế, mỗi học sinh cần phải biết ra sức học tập, luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Rèn luyện ý chí trong học tập từng ngày là điều kiện đầu tiên đưa bạn đến với thành công.

Nghị luận: Suy nghĩ về sức mạnh của ý chí

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đề bài: Đọc - hiểu về chủ đề sống có ước mơ - Theki.vn
  2. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về ý nghĩa câu nói: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào" - Theki.vn
  3. Nghị luận: “Phải ước mơ nhiều hơn nữa, phải ước mơ tha thiết hơn nữa để biến tương lai thành hiện tại”. “Cuộc đời ngắn ngủi không cho phép ta ước vọng quá nhiều” - Theki.vn
  4. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: Bạn chớ để cuộc sống trôi qua kẽ tay vì bạn cứ đắm mình trong quá khứ hoặc ảo tưởng về tương lai. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.