Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

doi-cho-sach-rach-cho-thom

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

  • Mở bài:

– Không phải ai trong chúng ta cũng gặp được thuận lợi trong cuộc sống nhưng trong bất cứ hoàn cảnh nào thì chúng ta cũng phải giữ lối sống thanh cao, trong sạch. Chính vì vậy mà ông cha ta đã nhắc nhở con cháu phải luôn biết giữ gìn lòng tự trọng qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ:

– Nghĩa đen:

+ “Đói cho sạch”: Dẫu có nghèo đói cũng phải giữ cho sạch sẽ.

+ “Rách cho thơm”: Dẫu có rách rưới cũng phải giữ cho thơm tho.

Nghĩa bóng:

+ “Đói cho sạch”: Dẫu có nghèo đói cũng phải sống trong sạch.

+ “Rách cho thơm”: Dẫu có rách rưới cũng phải giữ gìn nhân cách tốt đẹp.

– Ý nghĩa: Dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn như thế nào cũng phải luôn gìn giữ, trân trọng nhân phẩm, danh dự của bản thân.

2. Biểu hiện của lối sống trong sạch, giàu lòng tự trọng:

– Trong lịch sử nước ta có rất nhiều tấm gương tiêu biểu với lòng tự trọng tuyệt vời như tướng Trần Bình Trọng. Khi bị giặc bắt và dụ dỗ, ông đã mạnh mẽ đáp lại kẻ địch rằng: “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc!”, quyết không khuất phục trước kẻ thù.

– Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, khi đối mặt với kẻ địch, cho dù bị dụ dỗ nhưng vẫn giữ vững tinh thần bất khuất, không sợ hi sinh như anh Lý Tự Trọng, anh Lê Hồng Phong,…đã trở thành một vẻ đẹp đáng tự hào của nhân dân ta.

– Người thầy mù Nguyễn Đình Chiểu thà chịu sống cơ hàn chứ nhất định không bắt tay làm việc với quân Pháp.

3. Vì sao phải “đói phải cho sạch, rách cho thơm”?

– Đây là một đạo lí tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta, cho nên chúng ta cần giữ gìn.

– Nếu chúng ta không có ý thức giữ được lòng tự trọng thì sẽ không rèn cho mình những thói quen tốt, không giúp cho cuộc sống của mình tốt hơn thậm chí còn bị người khác xem thường, ghét bỏ.

– Câu tục ngữ nhằm khuyên răn con người không nên vì những cám dỗ tầm thường cuộc sống mà đánh mất đi giá trị nhân phẩm của bản thân.

4. Phê phán:

– Tuy vậy trong cuộc sống còn nhiều người tham lam, chỉ vì lợi ích cá nhân mà sẵn sàng làm những việc trái pháp luật, trái lương tâm như tham nhũng, nhặt được của rơi nhưng không trả lại người mất,…

– Đó còn là những kẻ lười lao động, chỉ biết hưởng thụ, tìm cách kiếm tiền bằng những hành vi trái pháp luật như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo,…

5. Những việc cần làm để thể hiện lòng tự trọng, xây dựng lối sống trong sạch:

– Sống lương thiện, trung thực, biết giữ lời hứa và yêu thương mọi người xung quanh.

– Luôn biết phấn đấu, vươn lên trong mọi hoàn cảnh.

– Không tham những thứ không phải của mình, biết trung thực trong học tập, không gian lận trong công việc lẫn trong cuộc sống.

– Là học sinh, em đã thể hiện lòng tự trọng trong học tập như: không quay cóp, không gian lận trong kiểm tra, thi cử.

– Trong mối quan hệ với mọi người: nhặt của rơi trả lại cho người mất, biết giữ lời hứa, không nói dối mọi người,…

  • Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”: đây là một lối sống tốt đẹp, thể hiện nhân cách cao quý của con người.

– Giữ gìn và phát huy lối sống trong sạch, “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.”

– Nêu ra bài học cho bản thân: luôn trung thực trong học tập và đời sống.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích truyện ngắn "Lão Hạc" của Nam Cao. - Theki.vn
  2. Viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về lòng tự trọng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.