Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

suy-nghi-ve-y-nghia-cau-tuc-ngu-la-lanh-dum-la-rach

Suy nghĩ về ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

  • Mở bài:

– Giới thiệu câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”: Yêu thương, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết, tương thân, tương ái vốn là truyền thống quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay. Khẳng định ý nghĩa của tinh thần ấy, tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”. Đây là lời khuyên đúng đắn, sâu sắc và rất cần thiết đối với mỗi con người.

  • Thân bài:

1. Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”:

– Về nghĩa đen:

+ “Lá lành”: tấm lá còn nguyên vẹn, xanh tươi.

+ “Lá rách”: tấm lá bị rách nát, hư hỏng, khô héo.

→ Khi dùng chiếc lá này rách, ta có thể dùng lá lành hơn đùm lá rách lại.

– Về nghĩa bóng:

+ “Lá lành”: là người có cuộc sống đầy, thuận lợi và yên ổn,

+ “Lá rách” là người có cuộc sống nghèo khó, khổ cực và khó khăn, thiếu thốn.

– Ý nghĩa: Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta sống phỉ biết yêu thương, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn.

2. Vì sao chúng ta sống cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác?

– Trong cuộc sống, có những người có cuộc sống thuạn lợi, đầy đủ nhưng cũng có nhiều người đang sống khó khăn, nhiều người trong hoạn nạn. Họ rất cần sự giúp đỡ của người khác để vượt qua nghịch cảnh của mình.

– Sống biết yêu thương, hết lòng đùm bọc, nâng đỡ người sa cơ, lỡ vận, giúp họ vượt qua bước khốn cùng, thể hiện sự cao đẹp trong mối quan hệ giữa người với người.

– Giúp đỡ người khác không những là một hành động cao đẹp, thể hiện sâu sắc tình yêu thương con người mà còn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Khi chúng ta giúp đỡ người khác thì tâm hồn ta sẽ trở nên thanh thản và yêu đời hơn.

– Người biết yêu thương, cảm thông và giúp đỡ người khác, biết “thương người như thể thương thân” là người có nhận cách tốt đẹp, luôn được người khác yêu quý, kính trọng và yêu thương.

– Tình cảm thương người, tấm lòng nhân ái của mỗi con người đều có, hãy nên giúp đỡ mọi người xung quanh gặp khó khăn, hoạn nạn.  “Lá lành đùm lá rách” là một hình động rất cần thiết trong xã hội hiện nay.

– Người sống hờ ơ, ghẻ lạnh trước khổ đau, thiếu may mắn của người khác sẽ bị mọi người khinh ghét, xa lánh.

* Dẫn chứng:

+ Các hoạt động quyên góp, ủng hộ đồng bào vùng thiên tai, lũ lụt diễn ra hàng năm trên khắ cả nước.

+ Chương trình quyên góp, giúp đỡ người nghèo khó, neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật.

+ Các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người bẹnh chưa bệnh hiểm nghèo.

+ Bếp ăn từ thiện ở các bệnh viện.

→ Tất cả các hoạt động thể hiện tấm lòng nhân ái cao cả, tinh thần tương thân, tương ái, “lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.

3. Học sinh cần làm gì để thể hiện tấm lòng yêu thương con người:

– Cảm thông trước những số phận khổ đau, bất hạnh trong cuộc sống.

– Chia sẻ, giúp đỡ những người trong khó khăn, hoạn nạn.

– Đề cao lối sống nghĩa tình, giàu lòng nhân ái và kêu gọi mọi người hành động vì một cuộc sống tốt đẹp, giàu tình yêu thương.

– Tích cực tham gia các hoạt động quyên góp ủng hộ những người khó khăn do trường học và địa phương tổ chức hằng năm.

4. Phê phán những kẻ sống thờ ơ, vô cảm:

– Trong cuộc sống, có nhiều người không biết cảm thộng, chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn, nỗi khỗ đau của người khác. Họ sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm đối với xã hội, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình. Những người như thế thật đáng chê trách và lên án.

5. Bài học nhận thức và hành động:

– Giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn là một hành động tốt đẹp, cao quý. Hãy luôn biết sống vì người khác.

– Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, người gặp phải hoạn nạn thì không nên chê bai, ghẻ lạnh đối với những người khó khăn, mà chúng ta nên yêu thương, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn, đó mới là điều tốt đẹp.

  • Kết bài: 

– Nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”: Câu tục ngữ là lời khuyên hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc, khẳng định lối sống nghĩa tình, giàu tình yêu thương của nhân dân ta. Hiểu được điều đó, chúng ta cần phát huy hơn nữa tinh thần ấy trong thời đại ngày nay.


* Tham khảo:

  • Mở bài:

Thực tế lịch sử đã cho thấy, trong bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam chúng ta đã từng gánh chịu biết bao là thiên tai dịch họa vô cùng ác liệt. Phép lạ nào đã giúp tổ tiên chúng ta vượt qua được mọi khó khăn, điêu đứng ấy để đứng vững cùng bè bạn năm châu? Phải chăng là ở sức mạnh của tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau? Phải chăng là nhờ nhân dân ta đã thực hiện đúng như câu tục ngữ mà từ bao đời nay cha ông ta đã truyền đời: “Lá lành đùm lá rách?”

  • Thân bài:

Nội dung chứa đựng trong câu ấy có thể xem như một bài học về đạo lý làm người, đồng thời phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà trong xã hội ta ngày trước. Đọc câu tục ngữ, chúng ta hình dung được ngay một hiện tượng rất bình thường trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân ta. Đó là dùng lá cây – lá chuối chẳng hạn – để gói hàng. Nếu lá bị rách, người ta sẽ lấy một tấm lá khác lành lặn bọc lại bên ngoài cho thêm chắc chắn.

Đó chính là nghĩa đen, nghĩa thực của câu tục ngữ. Thế nhưng về mặt nghĩa bóng, hình ảnh lá lành, lá rách ở đây tượng trưng cho con người trong những hoàn cảnh riêng khác nhau. Lá lành chỉ con người lúc yên ổn, thuận lợi, cuộc sông xuôi chèo mát mái. Trái lại, lá rách chỉ con người lúc khó khăn, sa cơ lỡ vận. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị ấy, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chúng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, thông cảm, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, gieo neo.

Với hàm ý sâu xa, câu tục ngữ trên đã biểu hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp, đậm đà của nhân dân ta từ xưa trong xã hội. Câu tục ngữ muốn khuyên ta nên yêu thương con người, đùm bọc họ khi họ khó khăn, gian khổ. Thật vậy, đoàn kết tương thân tương ái vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, người xưa còn truyền đời các câu: “Chị ngã em nâng”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước thì thương nhau cùng” , ” Bầu ơi! Thương lấy bí cùng / Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Các câu tục ngữ trên đều khuyên nhủ ta hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trong tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác mà trái lại phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ, đùm bọc, chở che người khó khăn, thất thế.

Những người giàu nên thương yêu giúp đỡ những người nghèo khổ, nhất là trong những khi họ gặp hoạn nạn tai ương như lụt lội, cháy nhà, bệnh tật… Những người có địa vị cao, trách nhiệm lớn nên tạo điều kiện, giúp đỡ quần chúng được sống một đời no ấm hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy:

“Thấy ai đói rách thì thương
Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”

Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi bất thường khi thành công, khi thất bại. Có cái tính thương người như thể thương thân ấy, thì cuộc sống xã hội mới tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột, xây dựng được tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái. Điều đó đủ cho thấy lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái. Cũng phải thấy rằng thờ ơ trước nỗi đau bất hạnh của kẻ khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.

Trong đời sống còn nhiều khó khăn của buổi đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau ấy phải được nâng lên thành ý thức tự giác ở mỗi con người chúng ta.

Câu tục ngữ được truyền tiếp bao đời nay đủ để khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lý làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nên trải qua bao thời bị các đế quốc xâm lược, nhân dân ta vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn vững mạnh cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải nhận định, đánh giá đúng tinh thần của câu tục ngữ này. “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khỏe mạnh, bình yên phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng phải không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn trịch thượng kiểu bố thí mà nhất thiết phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo mà chúng ta vừa phân tích ở trên.

Cả người được giúp đỡ cũng vậy, không nên ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng lười. Họ phải vươn lên xứng đáng để làm nên mối quan hệ bình đẳng thân ái với người khác.

Tóm lại, tình yêu thương, tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc nhau là một truyền thông đẹp đẽ về đạo lý làm người đã được dân tộc ta giữ vững và phát triển qua nhiều thế hệ, trải qua các giai đoạn lịch sử của đất nước nhất là trong khó khăn, hoạn nạn, dịch họa, thiên tai.

  • Kết bài:

Ngày nay, truyền thống “lá lành đùm lá rách” cần được kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa. Mỗi người chúng ta phải có tinh thần đoàn kết, tương ái, tương thân, tương trợ nhau trong sinh hoạt, học tập và sẵn sàng tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội. Tuy nhiên, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Dàn bài: suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần tương thân, tương ái - Theki.vn
  2. Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Nhiễu điều phủ lấy giá gương... - Theki.vn
  3. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về căn bệnh vô cảm của con người ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.