Suy nghĩ về ý nghĩa của hoạt động chào cờ ở trường học hiên nay

suy-nghi-ve-y-nghia-cua-hoat-dong-chao-co

Suy nghĩ về ý nghĩa của hoạt động chào cờ ở trường học hiên nay.

  • Mở bài:

Chào cờ là một hành động mà không người dân nào không biết. Đó là một nghi thức trang trọng nhằm thể hiện niềm yêu thương, lòng kiêu hãnh, tự hào khi được là con dân đất Việt, đồng thời cũng thể hiện sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh vì đã đổ máu hi sinh để đổi lấy độc lập tự do cho đất nước, để thắm thêm nữa cái màu đỏ oai hùng của lá quốc kì thiêng liêng. Thế nhưng việc chào cờ trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng để bàn tới. Nó đã, đang diễn ra và xảy ra theo cả hai chiều hướng hoàn toàn trái ngược: tốt và xấu.

  • Thân bài:

Quốc ca là bài hát được nhà nước quy định dùng để giao tiếp quốc tế hoặc hát vào buổi lễ chào cờ đầu tuần ở tất cả các cơ quan, trường học, công sở trong cả nước. Quốc ca là một bài hát ca ngợi tinh thần yêu nước, khơi gợi và tán dương truyền thống, lịch sử đấu tranh của một dân tộc. Lời bài hát hùng hồn, nghiêm trang, được thực hiện một cách nghiêm túc đầy trang trọng. Thế nhưng hiện nay, trong lúc chào cờ, nhiều bạn học sinh thản nhiên quay sang nói chuyện với bạn khác, rồi cười, rồi giỡn. Có bạn không chịu hát Quốc ca bài hát mang trong mình tinh thần thiêng liêng bất khuất của dân tộc, thậm chí có bạn còn cố ý xuyên tạc, hát sai lệch lời bài hát đến mức lố bịch để làm trò vui cho các bạn khác lại được một phen khác cười đùa và giỡn.

Khi đang hát quốc ca một số người còn hát nhép, không hát theo nhạc. Những hành động vô ý thức đó không chỉ làm khó chịu những người nghiêm túc khác cũng đang chào cờ, mà còn là sự sỉ nhục to lớn đối với quốc kì Việt Nam, với đất nước Việt Nam, đối với bao nhiêu năm trời đấu tranh gian khổ của nhân dân cho một quốc gia độc lập như hôm nay.

Ở một số nơi còn có hiện tượng mở máy cát xét hát Quốc ca khi chào cờ, học sinh chỉ việc đứng nhép miệng theo lời nhạc, hoặc tệ hơn, chỉ cần đứng im trong khi giai điệu hùng dũng của bài Tiến quân ca cất lên. Tất nhiên tiếng hát của cát xét có hay cách mấy thì cũng không sao bằng được tiếng hát cất lên từ trái tim ta, từ tận đáy lòng ta, từ sâu thẳm tâm hồn ta.

Nguyên nhân của hiện tượng tiêu cực trên có lẽ là do ý thức của chúng ta chưa cao, và lòng yêu nước tồn tại bên trong chúng ta chưa đủ lớn. Nhiều bậc cha mẹ hiện nay do mải mê lo việc kiếm tiền và xoay vòng trong cái guồng quay của cuộc sống đã quên mất trách nhiệm giáo dục con cái những điều hay lẽ phải, cái nào là tốt nên làm, hành động nào là xấu không nên làm,…

Nhà trường đã giáo dục và rèn luyện học sinh hát quốc ca hết sức nghiêm túc. Mặt khác, hoạt động này diễn ra thường xuyên và liên tục nhằm để củng cố và khắc sâu ý nghĩa bài hát quốc ca và hoạt động chào cờ trong trường học, khơi bừng lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước. Song, nhiều học sinh thiếu ý thức, không nghiêm túc khi chào cờ và hát Quốc ca. Họ xem thường hoạt động chào cờ và cố tình không chấp hành hiệu lệnh.

Mỗi gia đình cũng cần phải ý thức giáo dục ý thức nghiêm túc khi chào cờ và hát quốc ca trong trường học và cộng đồng. Hãy giáo dục cho giới trẻ lòng yêu nước và thực hiện lòng yêu nước bằng hoạt động hát quốc ca. hãy giáo dục cho giới trẻ biết yêu nước qua những tình yêu nho nhỏ như yêu gia đình, yêu bạn bè, trường lớp, yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu ấy bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể. Khi đã yêu nước thì ta phải tôn trọng tình yêu đó, phải tôn trọng Quốc kỳ, tôn trọng những buổi sáng chào cờ, tôn trọng việc hát Quốc ca trong những giờ chào cờ ấy. Đó mới là biểu hiện của một con dân nước Việt Nam.

Chào cờ không nghiêm túc làm xấu đi hình ảnh của con người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Nếu một người nước ngoài đến Việt Nam và vô tình chứng kiến một buổi lễ chào cờ mà học sinh hát như không hát, hay thậm chí không hát, vừa hát vừa cười đùa, giỡn hớn  Đó là thật vô ý thức.

Buổi chào cờ là khoảng khắc, là thời gian, là phút giây đáng trân trọng nhất của mỗi người, vì vậy không nên phá hỏng nó hay làm nó trở thành một vở kịch nhạt nhẽo, vô nghĩa. Chúng ta hãy kêu gọi họ, những người vẫn chưa có ý thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của việc chào cờ.

  • Kết bài:

Phải nhìn nhận hát quốc ca là một hoạt động thiêng liêng. Quốc ca là bài hát xuyên suốt đời người. Mỗi học sinh hãy nâng xao ý thức nghiêm túc trong việc hát quốc ca để thể hiện trách nhiệm và tình yêu đối với tổ quốc.


Bài tham khảo

Cần làm gì để giờ chào cờ đầu tuần trở nên lôi cuốn và ý nghĩa?

  • Mở bài:

Giờ chào cờ đầu tuần đối với giáo viên và học sinh là một hoạt động có ý nghĩa cao đẹp. Đây là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bên cạnh đó, giờ chào cờ còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.

  • Thân bài:

Thực tế cho thấy, giờ chào cờ thường bị biến thành giờ thông báo các kế hoạch khô khan của nhà trường, đánh giá hoạt động của các chi đoàn Đoàn trong tuần, phê bình học sinh chưa ngoan, chưa cố gắng, nhắc nhở chung chung những chi đoàn chưa hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Thời gian giành cho học sinh với các chủ đề học tập hoặc nội dung khác gần như không có. Vì thế chưa thực sự tạo ra sân chơi, đối thoại giữa học sinh và nhà trường. Học sinh chưa thực sự được trải nghiệm, được thấy những giá trị to lớn đằng sau thời khắc bài hát quốc ca vang lên thiêng liêng. Vì thế, giờ chào cờ đôi khi trở thành một tiết học nặng nề, một điệp khúc nhàm chán.

Từ thực trạng đó, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp góp phần đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ trở thành hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

Trước tiên, về phía nhà trường, cần xác định sinh hoạt dưới cờ thường xuyên và quan trọng nhất là chào cờ đầu tuần. Nhà trường phải chuẩn bị nội dung cụ thể, rõ ràng, các chủ trương kế hoạch và nhiệm vụ đưa ra với ngôn ngữ truyền tải thật dễ hiểu, ngắn gọn vì đối tượng là học sinh. Thời gian báo cáo khoảng 7 đến 10 phút.  Trong tuyên dương học sinh phải đúng mực, không khen quá nhưng phải chọn đúng điểm mạnh nhất để tạo được ấn tượng đối với các học sinh khác. Trong phê bình hoặc kỷ luật học sinh phải thực sự là một nghệ thuật. Song song với tính răn đe nghiêm khắc, ngăn ngừa hiệu ứng lây lan, tránh học sinh khác vi phạm nhưng tuyệt đối không gây ức chế, mà còn tạo cơ hội sửa chữa cho chính những em chưa ngoan, chưa thực sự cố gắng.

Để tiết sinh hoạt dưới cờ trở nên gần gũi và hấp dẫn đối với học sinh, cần liên tục thay đổi chủ đề sinh hoạt, đặc biệt chọn những chủ đề có ý nghĩa như tìm hiểu về tấm gương tiêu biểu, lịch sử nhà trường, về tình bạn, tình yêu, về học tập vì ngày mai lập nghiệp, vấn đề an toàn giao thông, quyền và nghĩa vụ của học sinh lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giá trị sống, định hướng ước mơ, mối quan hệ với gia đình, bạn bè.… cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động như văn nghệ, biểu diễn tiểu phẩm, thi tìm hiểu, trò chơi, sân khấu hóa… giữa học sinh các khối, lớp. Như thế, tiết sinh hoạt dưới cờ trở thành tiết học trải nghiệm.

Cần đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt dưới cờ là việc làm thiết thực, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. Nhà trường phải thực sự quan tâm, coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường, đồng hành cùng với Đoàn trường để có những tiết sinh hoạt dưới cờ có ý nghĩa giáo dục cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.

  • Kết bài:

Hát quốc ca trong hoạt động chào cờ là việc làm mang ý nghĩa thiêng liêng, nhắc nhở mỗi người nhớ về những trang sử hào hùng của dân tộc, khơi gợi lòng tự hào về đất nước và quyết tâm xây dựng và bảo vệ đất nước. Bởi thế, khi hát quốc ca phải hết sức nghiêm túc, trân trọng bài hát của cả dân tộc.

Suy nghĩ về ý thức giữ gìn môi trường của học sinh ngày nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.