Suy nghĩ về ý thức rèn luyện nhân cách tốt đẹp của học sinh ngày nay

suy-nghi-ve-y-thuc-ren-luyen-nhan-cach-tot-dep-cua-hoc-sinh-ngay-nay

Suy nghĩ về ý thức rèn luyện nhân cách tốt đẹp của học sinh ngày nay

  • Mở bài:

Rèn luyện một nhân cách tốt đẹp, có phẩm chất đạo đức cao quý là việc làm rất cần thiết đói với mỗi con người. không có nhân cách tốt đẹp sẽ không thể sống một cuộc đời có ý nghĩa. Thế nhưng, ý thức rèn luyện nhân cách tốt đẹp của học sinh ngày nay con nhiều điều đáng suy nghĩ.

  • Thân bài:

Nhân cách tốt đẹp là phẩm giá, cách cư xử của một người được đánh giá dựa trên lối sống, mối quan hệ của người đó với mọi người xung quanh, với cộng đồng, xã hội. Nhân cách là thứ đặc trưng của mỗi con người, nó thể hiện lên phẩm chất bên trong của con người đó. Vậy phẩm chất tốt đẹp là gì? Đó là một lối sống tốt đẹp, là biết quan tâm, thân thiện với mọi người, sống có trách nhiệm, đúng với phẩm giá và lẽ sống của mình.

Một nhân cách tốt đẹp là vô cùng cần thiết và quý báu trong cuộc sống. Nó giúp ta có một mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, được mọi người yêu mến, kính trọng. Và đối với các học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, việc hình thành một nhân cách tốt đẹp từ sớm là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Để làm được điều này, trách nhiệm của thầy cô giáo cũng là vô cùng nặng nề. Ngoài việc cung cấp kiến thức, những bài giảng về xã hội và đời sống, môi trường bên ngoài, các thầy cô cũng cần phải cung cấp cho các bạn học sinh về tầm quan trọng của một nhân cách tốt đối với bản thân, đối với xã hội và đất nước. Mỗi bài học phải chú trọng nâng cao đạo đức, đạo lý để các bạn trở thành một con người tốt cho xã hội và đất nước trong tương lai như lời dạy bảo của Bác Hồ kính yêu với các bạn học sinh đã thể hiện một vai trò to lớn của nhân cách, đạo đức con người: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.”

Trong một xã hội mà đạo đức và nhân cách con người rất được coi trọng thì xã hội sẽ yên bình, nền đạo đức được giữ vững. Xã hội sẽ có nhiều người tốt, cái xấu, cái ác bị loại trừ ra khỏi cuộc sống. Mỗi học sinh vì thế cũng được trang bị những phẩm chất đạo đức tốt đẹp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nhưng thực tế có phải là như vậy? Trước sự phát triển ồ ạt của nền kinh tế thị trường, sự xâm nhập mãnh liệt của các luồng văn há nước ngoài, nền đạo đức và văn hóa của người Việt cũng có nhiều thây đổi. Từ đó, vấn đề rèn luyện, bồi dưỡng và hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho học sinh cũng chưa được tốt. Đa phần các bạn học sinh hiện nay chỉ chăm chú vào việc học, cải thiện thành tích và điểm số mà bỏ quên đi thứ tạo nên đạo đức và lối sống của một con người.

Biểu hiện rõ rệt của tình trạng này điển hình là cách cư xử, giao tiếp của các bạn học sinh, tình trạng nói tục chửi thề vô văn hóa…. Đó chỉ là những biểu hiện nhỏ nhất về vấn đề không được rèn luyện về nhân cách. Nếu không được kịp thời ngăn chặn và sửa đổi, chẳng ai có thể đoán được hẩu quả khủng khiếp mà vấn đề này gây ra trong tương lai đối với văn hóa và đất nước.

Nói đến việc thiếu nhân cách và đạo đức ở học sinh thì lại phải nói đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng mà nó gây ra. Nếu bạn tìm kiếm trên google những sự việc nghiêm trọng, những bê bối liên quan đến sự việc như quay cóp, gian lận trong các kì thi, học sinh đánh ghen, hay việc nói tục chửi thề, bỏ học chơi game ở học đường thì tôi khẳng định với các bạn. Kết quả mà bạn tìm ra không hề ít đâu. Đó là tình trạng lặp lại hằng năm, nhưng hầu hết đều chưa có biện pháp để ngăn chặn tình trạng đáng thất vọng này. Mặt khác, những hành động được xem là tệ nạn đã gắn kiền với “tên tuổi” của học sinh Việt Nam này còn gây ra không ít sự buồn râu của các phụ huynh , đặc biệt là gây một ấn tượng xấu về hình ảnh văn hóa của người Việt Nam với nhau và với khách du lịch.

Việc thiếu nhân cách sống hay hình thành một nhân cách phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân. Một phần là do bản thân học sinh chưa có ý thức tốt về việc rèn luyện đạo đức, nhân các tốt, một phần là do các thầy cô chưa chú trọng cách cư xử của học sinh. Tình trạng chủ quan, lơ là về tác hại to lớn của sự việc khiến cho vấn đề này vẫn còn chưa được giải quyết. Ngoài ra, các nhà trường, bộ giáo dục và xã hội vẫn chưa có những biện pháp cụ thể để xây dựng nhân cách cho học sinh cũng đã gây nên thực trạng thiếu đạo đức và nhân cách ngày nay.

Vậy sau khi đã biết được nguyên nhân cụ thể, chúng ta cần phải làm gì để cải thiện tình trạng này? Điều quan trọng nhất phải đến từ chính các bạn học sinh, các bạn phải hiểu được tầm quan trọng sâu xa của đạo đức và nhân cách bản thân đối với xã hội xung quanh. Mặt khác, các thầy cô và toàn xã hội phải có các biện pháp cụ thể như các buổi sinh hoạt tăng nhật thức cho học sinh, tăng cường giảng dạy, trao đổi về vấn đề đạo đức, nghiêm cấm nói tục chửi thề ở trường học nhàm tạo một môi trường học tập đầy văn minh.

Tôi chắc rằng khi áp dụng những trường hợp trên, nhận thức của học sinh cũng sẽ được thay đổi một cách rõ rệt, các trường hợp bê bối nơi học đường sẽ giảm đi rõ rệt. Hãy thử tượng tượng đến một tương lai mà mọi học sinh đều biết quý trọng từng lời nói, chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức như lời dạy của Bác Hồ thì đất nước sẽ phát triển, văn minh và tiến bộ đến mức nào. Thật là một điều đáng để mong chờ!

  • Kết bài:

Tóm lại, việc trau dồi, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp cho mỗi học sinh là vô cùng cần thiết. Vì vậy, chúng ta cần phải góp sức để xây dựng một môi trường học tập thật văn minh, trong sáng, nơi mọi người đều ý thức được vai trò của nhân cách đối với xã hội để góp phần tạo nên một đất nước văn minh, tiến bộ vượt bậc trong tương lai là thứ chúng ta đang chờ đợi và tìm kiếm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.