Suy nghĩ: Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn

suy-nghi-voi-iq-nguoi-ta-tuyen-lua-ban-nhung-voi-eq-nguoi-ta-de-bat-ban

Suy nghĩ: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”

  • Mở bài:

Nói đến năng lực giao tiếp xã hội chúng ta thưởng nhắc đến những người có khả năng “xử lý” những tình huống căng thẳng một cách êm đẹp. Họ có khả năng thương thuyết và giải quyết những mối quan hệ bất hoà, đưa ra giải pháp để cả hai bên cùng thắng. Dựa vào điều đo, các nhà tâm lý học đã khẳng định: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”.

  • Thân bài:

Trí thông minh và trí tuệ cảm xúc là hai lĩnh vực được các nhà nghiên cứu tâm lí học và tuyển dụng rất quan tâm. Không có tài năng vĩ đại nào thiếu đi được dự cảm chuẩn xác và ý chí mạnh mẽ. Thực tế đã chứng minh rằng, người có trí thông minh thường dễ thành công trong cuộc sống. Trong số đó, những người có trí tuệ cảm xúc cao thường gặt hái được những thành công lớn và giữ gìn được sự nghiệp của mình.

Nếu bạn có chỉ số IQ cao, người ta sẽ tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta sẽ đề bạt bạn. Trí thông minh sẽ giúp bạn được lựa chọn, tuyển dụng nhưng năng lực cảm xúc xuất sắc mới là yếu tô gắn kết bạn với mọi người và đưa bạn trở thành người lãnh đạo tài năng.

Muốn thành công và thành công vĩ đại, con người cần có rất nhiều năng lực vượt trội. IQ hay EQ chỉ là hai trong số đó. Trí thông minh (Intelligence Quotient) hay còn gọi là hệ số IQ. IQ đo lường khả năng trí lực, năng lực học hỏi, khả năng hiểu và xử lý tình huống, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ… Trí thông minh có thể được đo tổng quát trong mọi lĩnh vực, và được đo theo từng lĩnh vực cụ thể.

Người có trí thông minh (chỉ số IQ cao) là người có khả năng trí lực xuất sắc, năng lực suy nghĩ logic, phản biện, sự nhạy bén trong suy nghĩ. Họ có thể giải quyết nhanh và hiệu quả trước những vấn đề khó. Vì vậy, trong nhiều năm các công ty lớn họ luôn tìm những nhân lực với chỉ số thông minh để tuyển dụng.

Tuy nhiên, người có chỉ số IQ cao lại gặp một số vấn đề như: do cái tôi quá lớn nên họ khó khăn hơn trong việc hợp tác, thậm chí họ khó để vượt qua chính bản thân mình…

Không nên nhầm lẫn giữa trí thông minh và trí nhớ. Người nói đâu nhớ đấy, đọc xong ghi nhớ liền và ghi nhớ dài lâu là người có trí nhớ hơn người. Mục đích của việc ghi nhớ là để sử dụng về sau. Tuy nhiên, nếu không vận dụng linh hoạt tri thức đã ghi nhớ và phát huy giá trị của nó thì có ghi nhớ tốt cũng trở nên vô dụng. Bởi thế, người có trí nhớ tốt chưa hẳn là người thông minh nhưng người thông minh thì nhất định phải ghi nhớ tốt.

Thông minh cảm xúc (Emotional Quotient) hay là hệ số EQ. EQ đo lường năng lực, khả năng hay kỹ năng của một người trong cảm nhận, đánh giá, và quản lý cảm xúc của bản thân, của người khác hay của một nhóm người.

Người có chỉ số EQ cao, trước hết họ có năng lực tạo động lực cho bản thân và cho người khác. Họ có mục tiêu của bản thân, vì vậy họ luôn phát triển bản thân thậm chí họ có thể thay đổi kế hoạch, lộ trình để đến đích một cách thuận lợi. Họ biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân để có hành động sáng suốt và đặc biệt họ có năng lực thấu cảm và giao tiếp nên họ dễ dàng làm việc cùng tập thể và tạo hiệu quả tối đa cho công việc. Trong bối cảnh hợp tác và toàn cầu hóa, họ dễ dàng kết nối cộng đồng và luôn được đề bạt ở những vị trí quản lí.

Người có chỉ số EQ cao thường có khát vọng lớn lao, phi thường. Họ có thể biến khát vọng của bản thân thành khát vọng của tập thể và vận dụng sức mạnh của tập thể để có được thành công ấy. Lợi ích cuối cùng thuộc về tập thể và bản thân họ nhận về một phần khiêm nhường. Nếu họ là lãnh đạo, họ sẽ là người nhìn thấy cơ hội đầu tiên, sẽ đồng hành cùng mọi người, không bao giờ lùi bước. Họ cũng là người về đích cuối cùng bởi họ sẽ đồng hành và dìu dắt những người yếu đuối nhất.

IQ và EQ không hề đối lập nhau. EQ giúp cho người có IQ trở thành hoàn thiện. Tuy nhiên, IQ thường là yếu tố có sẵn còn EQ một phần do thiên bẩm, một phần do rèn luyện. Vì vậy, mỗi chúng ta đều có thể thay đổi chỉ số EQ của mình một cách tích cực nhất.

Tìm kiếm trí thông minh và phát triển trí tuệ cảm xúc luôn là khát vọng lớn lao của mỗi con người và của toàn xã hội. Một khi đã có được những năng lực quý giá ấy thì sự thành công cũng trở nên dễ dàng. Những lớp học dành riêng cho các nhân tài đều hướng đến phát triển cao nhất những năng lực ấy của con người nhằm mục đích tạo ra những nhân tài một cách mau chóng và chân thực, đem tài năng ấy phục vụ cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Năng lực cảm xúc giúp con người tự nhận biết cảm xúc bản thân và nhận biết vai trò quan trọng của cảm xúc đối với kết quả công việc của mình. Người có tri tuệ cảm xúc cao luon biết tự đánh giá bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của mình để trở nên can đảm, dám một mình theo đuổi cái đúng đắn khi tất cả đã bỏ cuộc

Chính năng cảm súc giúp chúng ta kềm giữ các cảm xúc bốc đồng của bản thân, giữ được sự bình tĩnh, lạc quan ngay cả trong những khoảnh khắc căng thẳng nhất. Đối với những người có năng lực tạo động lực, họ thường xem kết quả của công việc là thước đo cuối cùng cho sự thành bại chính vì thế họ luôn cố gắng phát triển bản thân để đạt được mục tiêu đề ra.

Người có năng lực cảm xúc cao dễ thấu cảm, cảm nhận, dự đoán được cảm xúc và hoàn cảnh của người khác, có khả năng bày tỏ sự quan tâm của mình một cách chủ động đối với người khác. Họ có năng lực cảm nhận được nhu cầu phát triển bản thân của người khác, sẵn sàng kèm cặp, hỗ trợ cho những người đó phát triển.

Một trong những tài năng lớn lao nhất là tài nhận ra và phát triển tài năng ở người khác. Hiểu rõ điều đó, bạn hãy biết phát triển trí tuệ cảm xúc của mình để có thể làm nên những điều vĩ đại.

  • Kết bài:

“Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn” là một nhận địn hoàn toàn đúng đắn, là công thức để đi tới thàn công. Nếu bạn đặt mục tiêu và theo đuổi chúng với tất cả lòng quyết tâm, tài năng sẽ đưa bạn tới những nơi khiến bạn phải ngạc nhiên. Hãy tìm kiếm trí tuệ cảm xúc của chính mình để thành công.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ: Cảm xúc trí tuệ (EQ) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.