Suy nghĩa về sự tử tế và thói ti tiện

suy-nghia-ve-su-tu-te-va-thoi-ti-tien

Suy nghĩa về sự tử tế và thói ti tiện.

  • Mở bài:

Để xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội, con người cần biết sống tử tế với nhau. Càng có nhiều người tử tế, xã hội càng phồn vinh và ổn định, giá trị sống không ngừng được vun đắp. Tuy nhiên, bênh cạnh những con người tử tế vẫn còn lắm kẻ ti tiện, ích kỉ, đi ngược lại đạo đức, kiềm hãm xu hướng phát triển của xã hội.

  • Thân bài:

Tử tế là gì? Ti tiện là gì?

Tử tế chính là lòng tốt, sự tôn trọng, hoà nhã trong trong đối xử giữa con người với con người. Ngược với sự tử tế là thói ti tiện. Ti tiện là thái độ sống nhỏ nhen, ích kỉ, hèn hạ, vụn vặt, tham lam, thậm chí là xấu xa, bỉ ổi.

Người tử tế là người luôn coi trọng đạo đức, văn hoá, thiết tha với sự tiến bộ và hoàn thiện nhân cách của mình. Họ là người giàu lòng tự trọng và tôn trọng con người, biết cư xử đúng đắn, sòng phẳng, công bằng. Kẻ ti tiện xem thường đạo đức và tình người. Họ sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác, thờ ơ, vô cảm trước nghịch cảnh của con người. Kẻ ti tiên luôn muốn giành phần hơn trong lợi ích, sống ích kỉ, bủn xỉn, keo kiệt.

Người tử tế có lòng trung thực, tự tin nên có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, dám đối diện với khuyết điểm và lỗi lầm để hoàn thiện bản thân, không đang tâm đổ lỗi của mình cho người khác, khiến người khác phải gánh chịu những tội lỗi vốn có của mình. Kẻ ti tiện luôn sống bằng sự lùa lối, giả trá và xu nịnh. Lúc nào, kẻ ti tiện cũng lẫn tránh trách nhiệm, đẩy việc khó cho người khác. Họ sống bằng mưu chước, khôn lỏi, luôn tìm cách đổ lỗi cho người khác.

Sự khác biệt trong hành động của người tử tế và kẻ ti tiện trước hoàn cảnh:

Sự tử tế và thói ti tiện có ở con người được biểu hiện rất rõ khi hoàn cảnh thay đổi. Khi xảy ra lỗi lầm, người tử tế và kẻ ti tiện có cách ứng xử hoàn toàn khác nhau.

Khi gây ra lỗi lầm, người tử tế sẵn sàng nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, đúng đắn, biết khoan hoà, nhường nhịn còn kẻ ti tiện thì cư xử quanh co, dối trá và hèn nhát một cách tồi tệ.

Khi xảy ra lỗi lầm, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi, lấp liếm lỗi lầm nhằm trốn tránh trách nhiệm. Kẻ ti tiện không coi trọng đạo đức, văn hoá, do nhân cách quá kém nên thiếu tự tin, thường lo sợ, che giấu những yếu kém của mình mà không chịu sửa chữa để tiến bộ và hoàn thiện mình, không dám đối mặt với khuyết điểm,không dám chịu trách nhiệm.

Kẻ ti tiện chỉ lo đổ thừa khuyết điểm, lầm lỗi cho người khác để chối tội, trốn trách trách nhiệm. Hành vi đổ lỗi ấy càng làm cho bản thân ti tiện hơn, vì dấn sau vào dối trá; làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người với người cũng như đời sống xã hội.

Khi người khác mắc lỗi, người tử tế tìm cách hỗ trợ khắc phục hậu quả sự việc, động viên, an ủi người sai phạm, giúp họ sữa chữa lỗi lầm. Kẻ ti tiện thì lại chì chiết, xiên sỉa, cạnh khóe người có lỗi. Thậm chí, kẻ ti tiện còn lợi dụng thời cơ để hãm hại người khác, thu lợi về mình.

Khi có khen thưởng, lợi lộc, người tử tế luôn biết nhường nhịn, phân chia công bằng. Kẻ ti tiện lại tranh công, đoạt lợi, quyết chiếm lấy phần hơn về mình.

Phê phán: kẻ ti tiện luôn là kẻ ích kỉ, lười biếng, tham lam, thường gây ra mâu thuẫn trong tập thể, nêu gương xấu trong cộng đồng. Sống ti tiện là phản đạo đức, phản văn minh. Những kẻ ti tiện cần phải lên án, đả kích trong cuộc sống này.

Bài học hận thức:

Bằng trí thức và trải nghiệm của bản thân, cần nhận thức đúng về tính tích cực của hành vi dám nhận lỗi và tính tiêu cực của hành vi đổ lỗi cho người khác cũng như ảnh hưởng của nó đối với xã hội và con người.

Hành động:

Thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nhân cách, nâng cao ý thức tự trọng để có thái độ đúng đắn trước lỗi lầm; góp phần xay dựng xã hội văn minh, tốt đẹp; trân trọng; khuyến khích sự dũng cảm, trung thực của những người biết nhận lỗi; nghiêm khắc phê phán những kẻ tìm đủ mọi cách đổ lỗi cho người khác, thoái thác trách nhiệm của mình khi mắc phải sai lầm.

  • Kết bài:

Sự tử tế và thói ti tiện là hai biểu hiện trái ngược trong hành động của con người. Không có sự tử tế thì không có việc làm tốt. Không có việc làm tốt thì xã hội cũng thiếu tình người. Hãy gột rửa sự ti tiện trong mỗi con người và phát huy ở đó sự tử tế, lòng tốt, hành động vị tha, cống hiến vì sự tiến bộ chung của xã hội và đất nước.

Trình bày suy nghĩ của em về những việc làm tử tế cần phải có trong cuộc sống

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về sự lan tỏa của việc làm tử tế trong cuộc sống hiện nay - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về vấn đề thực phẩm bẩn trong đời sống ngày nay - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.