Tác giả Hồ Xuân Hương.

tac-gia-ho-xuan-huong

Tác giả Hồ Xuân Hương.

1. Tiểu sử.

– Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất.

– Theo các tài liệu lưu truyền quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề làm lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.

– Hồ Xuân Hương xinh đẹp, thông minh đi niều nơi, giao thiệp với rộng (quen biết nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Du).

– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học.

a. Tác phẩm chính:

– Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Nôm và chữ Hán.

– Theo giới nghiên cứu hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ tương truyền là của Hồ Xuân Hương.

– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

– Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.

→ Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”. Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ. Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.

b. Phong cách nghệ thuật.

– Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

– Nổi bật trong sáng tác thơ của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.

– Văn chương của Hồ Xuân Hương chủ yếu nêu lên thái độ, tâm tư tình cảm của mình nói riêng và người phụ nữ trong xã hội cũ nói chung. Những câu thơ mang đậm cá tính mạnh mẽ của một người phụ nữ với trái tim khao khát yêu thương, bà dám đứng lên nói những điều người khác không dám nói, dám bộc lộ những điều người khác không dám bộc lộ. Chính văn chương của bà như một cánh cửa mở ra, đưa độc giả của nhiều thế hệ đến gần hơn, am hiểu hơn về cuộc sống cũng như những khát khao của người phụ nữ lúc bấy giờ.

– Bằng tài năng của mình, Hồ Xuân Hương đã viết nên nhiều tác phẩm thành công vang dội, với nghệ thuật đặc sắc, cách diễn tả tâm tư tình cảm bộc trực, ta thêm thương cảm, đau xót trước những người phụ nữ tài hoa, xinh đẹp lúc bấy giờ nhưng họ lại không có được hạnh phúc, êm ấm mà đáng lẽ họ được nhận lại.

– Nhân vật trong thơ văn của Hồ Xuân Hương thường là vua chúa, quan lại đến những thư sinh nghiên bút, những kẻ tự xưng là hiền nhân quân tử nhưng làm việc lén lút cũng được Hồ Xuân Hương phơi bày bằng ngòi bút trào phúng độc đáo. Bên cạnh đó, thơ văn của Hồ Xuân hương còn thể hiện ước mơ, khát khao hạnh phúc lứa đôi, muốn có một cuộc sống trần tục thiên về mặt bản năng của chính mình.

→ Từ những nét đặc sắc trên, ta có thể khẳng định, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những tác giả hiếm hoi của nền văn học trung đại Việt Nam vừa thể hiện cá tính mạnh mẽ lại có nhiều tác phẩm nổi tiếng, gây ấn tượng, tiếng vang đến tận ngày nay. Chính từ những yếu tố trên, Hồ Xuân Hương quả thực rất xứng đáng với danh xưng Bà Chúa thơ Nôm.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng của tác giả.

– Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.

Cảm nhận về bài thơ Tự Tình (II) của Hồ Xuân Hương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.