Tác giả Nguyễn Khuyến.

tac-gia-nguyen-khuyen

Tác giả Nguyễn Khuyến.

1. Tiểu sử.

– Nguyễn Khuyến (1835-1909) hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên là Nguyễn Thắng.

– Sinh ra tại quê ngoại – xã Hoàng Xá (nay là xã Yên Trung), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

– Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội – làng Và, xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo.

– Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình → Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ

– Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà.

– Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp.

2. Sự nghiệp văn học.

a. Tác phẩm chính:

– Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

– Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng.

– Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau.

– Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương.

– Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình.

→ Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều thành công.

– Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước.

1. Tâm sự yêu nước, u hoài trước sự đổi thay của thời cuộc

Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi rất mạnh mẽ. Dưới con mắt của các nhà Nho, đó chủ yếu là những biến đổi tiêu cực. Đạo đức xã hội thay đổi và khác rất nhiều so với những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Giống như nhiều nhà Nho khác, Nguyễn Khuyến cảm thấy vô cùng đau xót trước hiện thực ấy. Và ông đã viết rất nhiều bài thơ thể hiện nỗi niềm u hoài của mình về vận mệnh dân tộc.

2. Thơ về làng cảnh Việt Nam.

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Ông viết rất thành công ở đề tài thơ về làng quê. Trong đó nổi tiếng nhất là chùm thơ thu. Để tránh những bon chen điên đảo của chốn quan trường, ông đã lui về quê dạy học, làm thơ. Không khí thanh bình nơi thôn xóm đã khơi nguồn cảm hứng để ông gưỉ gắm tâm sự. Bức tranh làng cảnh trong thơ ông luôn đẹo vẻ đẹp của sự bình yên, thanh sang, nhưng buồn và cô đơn.

3. Thơ trào phúng.

Thơ trào phúng của Nguyễn Khuyến mang giọng điệu thâm thuý vơi snôj dung trào phúng rất sâu cay. Ông thường phê phán nhữung biểu hiện suy đồi của đạo đức xã hội, nhất là chuyện khoa cử, quan tước. Đồng thời, với tâm trạng của một nhà nho bất lực trước thời cuộc ông đã viết những vần thơ tự trào để vừa tự trách mình, vừa bộc bạch tâm sự về thế cuộc.

Ở cả ba mảng thơ trên, Nguyễn Khuyến đều để lại những sáng tác có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.

b. Tầm ảnh hưởng của tác giả:

– Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. Phân lớn những tác phẩm xuất sắc của ông đều được sáng tác trong thời kì ông đã cáo quan về ở ẩn.

– Điểm nổi bật trong nghệ thuật thơ Nguyễn Khuyến là ông đã “đưa tiếng nói sinh hoạt dân dã, bình dị vào thơ một cách tinh tế, sâu sắc, nhiều khi hóm hỉnh, tự nhiên mà thành thơ”. Dù viết thể thơ cổ điển những thơ ông vẫn luôn rất thoải mái, không có cảm giác gò bó. Ông vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật của thơ ca dân gian và ngôn ngữ giàu chất tạo hình. Nguyễn Khuyến đã đưa thơ Nôm, ngôn ngữ thơ đến một trình độ mới, tinh tế và rất hiện đại.

Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thi nhân qua bài thơ Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.