Tác giả Xuân Diệu.

tac-gia-xuan-dieu

Tác giả Xuân Diệu.

1. Tiểu sử:

– Ông tên thật là Ngô Xuân Diệu, quê cha tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh tại quê mẹ tỉnh Bình Định. Tuổi thơ ông gắn bó với mảnh đất Bình Định.

– Năm 1927, Xuân Diệu xuống học ở Quy Nhơn. Sau đó Xuân Diệu ra Huế học 1 năm (1936 – 1937) đến khi tốt nghiệp trường tú tài Khải Định. Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực văn đoàn (1938 – 1940).

– Cuối năm 1940, ông vào Mỹ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức (tham tá thương chánh), Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn. Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng. Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

– Bên cạnh sáng tác thơ, ông còn tham gia viết báo cho các tờ Ngày Nay và Tiên Phong. Ông là một trong những người sáng lập Đoàn báo chí Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam.

– Trong sự nghiệp sáng tác thơ văn của mình, Xuân Diệu được biết đến như là một nhà thơ lãng mạn trữ tình, “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), “ông hoàng của thơ tình”.

– Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào “Thơ Mới”. Tác phẩm tiêu biểu của ông ở giai đoạn này: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), truyện ngắn Phấn thông vàng (1939), Trường ca (1945).

Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh. Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hoạt động trong Hội văn hóa cứu quốc, làm thư ký tạp chí Tiền phong của Hội. Sau đó ông công tác trong Hội văn nghệ Việt Nam, làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ ở Việt Bắc.

– Xuân Diệu tham gia ban chấp hành, nhiều năm là ủy viên thường vụ Hội Nhà văn Việt Nam. Từ đó, Xuân Diệu trở thành một trong những nhà thơ hàng đầu ca ngợi cách mạng, một “dòng thơ công dân”. Bút pháp của ông chuyển biến phong phú về giọng vẻ: có giọng trầm hùng, tráng ca, có giọng chính luận, giọng thơ tự sự trữ tình. Tiêu biểu là: Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982), Tuyển tập Xuân Diệu (1983).

– Xuân Diệu là cây đại thụ của nền thi ca hiện đại Việt Nam, Xuân Diệu đã để lại khoảng 450 bài thơ (một số lớn nằm trong di cảo chưa công bố), một số truyện ngắn, và nhiều bút ký, tiểu luận, phê bình văn học.

2. Sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu:

Xuân Diệu sáng tác thơ, văn xuôi, phê bình, tiểu luận. Hoạt động văn nghệ của ông phong phú đa dạng.

a. Thơ ca:

* Trước cách mạng:

Xuân Diệu sáng tác thơ là chính. Thơ ông giai đoạn này dừng như có hai tâm trạng trái ngược: Nhà thơ rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống; nhưng đồng thời lại rất chán nản hoài nghi, cô đơn. Hai tâm trạng này có mối quan hệ nhân quả.

– Xuân Diệu rất yêu đời, rất thiết tha với cuộc sống. Cảnh vật trong thơ Xuân Diệu đầy sức lôi cuốn. Người đọc không thờ ơ được với khí trời, với trăng, với hoa. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu là khu vườn đủ mọi hương sắc, là bản nhạc đủ mọi thanh âm: Từ tình yêu ngây thơ, e ấp đến đằm thắm, dịu ngọt, từ nồng nàn say đắm đến si mê điên dại( Huyền diệu). Có thể nói, cuộc sống trong thơ Xuân Diệu thật là phong phú, tuyệt diệu, thế giới, vũ trụ trong thơ Xuân Diệu rất tràn đầy đáng sống.

– Thơ Xuân Diệu cũng nói lên nhiều chán nản, hoài nghi, nhân vật trữ tình hiện diện trong thơ hết sức cô đơn. Xuân Diệu là nhà thơ theo khuynh hướng lãng mạng. Người nghệ sĩ thường đòi hỏi cái hoàn mĩ, tự nuôi mình bằng ảo vọng nhưng bước vào thực tế nhà thơ cảm thấy bơ vơ và bất lực.(“Khi chiều giăng lưới”, “Nguyệt cầm”). Nỗi ám ảnh về thời gian đi nhanh tuổi trẻ qua mau khiến Xuân Diệu tự đề ra cho ḿnh một quan niệm: sống gấp gáp, tham lam, yêu hốt hoảng, liều lĩnh (Vội vàng, Giục giã)

– Nghệ thuật thơ Xuân Diệu: đặc sắc là cảm hứng, thi tứ, bút pháp. Tình yêu trong thơ Xuân Diệu không bị diễn tả một cách bóng gió, ước lệ, tượng trưng mà cụ thể đầy đủ với ý nghĩa tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác. Xuân Diệu thưởng thức thiên nhiên bằng cả xúc giác và vị giác,đặc biệt thiên nhiên được nhân hoá làm cho thiên nhiên cói những tâm tư hành động rất người.

* Sau cách mạng:

– Thơ Xuân Diệu đă bắt đầu đổi mới. Là người yêu đời, Xuân Diệu đón nhận cuộc sống mới với tất cả niềm chân thành và sự vui sướng. Tấm ḷng nhà thơ mở ra với những người nông dân nghèo khổ mà hiền hậu (Mẹ con, Ngôi sao). Tập thơ “Riêng chung” năm1960 là một nổ lực của Xuân Diệu để hoà cái riêngvào cái chung của dất nước. Cảm hứng mới, đề tài mới, nội dung mới đ̣i hỏi cách thể hiện mới. Ng̣òi bút Xuân Diệu không đi theo lối cũ đường quen mà cân mẫn mài luyện ng̣òi bút mới. Bút pháp của ông giai đoạn này phong phú về giọng, vẻ. Ngoài ra giọng thơ của ông cúng đa dạng: chính luận kết hợp với trữ tính trào phúng.

b. Văn xuôi:

– Tác giả cũng có những thành công đáng kể trong các tác phẩm truyện ngắn.Văn xuôi của ông ngọt ngào giàu âm thanh, màu sắc( Phấn thông vàng).

c. Về các tác phẩm nghiên cứu phê bình, tiểu luận:

– Xuân Diệu cũng là người để lại nhiều công trình nghiên cứu và phê bình văn học có giá trị. Ông viết về hầu hết các nhà thơ cổ điển Việt Nam với những tiểu luận văn học đặc sắc. Ông viết về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Tú Xương, Tản Đà, Trần Tuấn Khải…

– Viết về ai ông cũng có cái nhìn mới, khám phá ra nhiều cái hay mà người trước chưa đề cập đến. Ông cũng viết nhiều về công việc làm thơ, về thơ của các nhà thơ trẻ, về những hiểu biết của ông về ca dao, dân ca.

– Xuân Diệu dù ở sáng tác thơ hay văn xuôi điều có những đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại.

3. Nhận định về thơ Xuân Diệu.

– “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loàì người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”  (Thế Lữ)

– “Ngày một ngày hai cơ hồ ta không còn để ý đến những lối dùng chữ đặt câu quá Tây của Xuân Diệu, ta quên cả những ý tứ người đã mượn trong thơ Pháp. Cái dáng dấp yêu kiều, cái cốt cách phong nhã của điệu thơ, một cái gì rất Việt Nam, đã quyến rũ ta”. (Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)

– “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới – nên chỉ những người còn trẻ mới thích đọc Xuân Diệu, mà đã thích thì phải mê. Xuân Diệu không như Huy Cận vừa bước vào làng thơ đã được người ta dành ngay cho chỗ ngồi yên ổn. Xuân Diệu đến giữa chúng ta tới nay đã ngót năm năm mà những tiếng khen chê chưa ngớt. Người khen, khen hết sức; người chê, chê không tiếc lời”. (Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh, Hoài Chân)

– “Thơ ông tài hoa, tinh tế và sang trọng”. ( Chân dung và đối thoại- Trần Đăng Khoa)

– “Xuân Diệu đào hoa và đam mê, cả đời đuổi theo mộng, nhiều mộng, nhiều mối tình trai”. (Cát bụi chân ai – Tô Hoài)

– “Có thể nói, nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính trong thơ Xuân Diệu.. Trong số đó, Vội vàng là một trong những thi phẩm thuộc loại tiêu biểu nhất cho giọng điệu nồng nàn của Xuân Diệu”. (Nguyễn Đăng Điệp).

– “Xuân Diệu đã mang đến cho thơ ca dân tộc một cách nhìn mới, một bút pháp mới, một cảm xúc mới”. (Lê Tiến Dũng).

“Xuân Diệu là cả một viện nghiên cứu văn học trong anh” (Chế Lan Viên).

“Nhà thơ Xuân Diệu mất đi, thấy có mang theo một mảng đời văn tôi” (Nguyễn Tuân).

“Đau lòng thay! Mất một nhà thơ lớn. Mất một người bạn và về thơ anh là bậc đàn anh của tôi” (Hoàng Trung Thông).

“Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian” (Thế Lữ – Lời tựa cho tập Thơ thơ).

“Xuân Diệu nhà thơ mới nhất trong các nhà Thơ mới” (Hoài Thanh).

“Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong Thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi Xuân Diệu” (Nguyễn Đăng Mạnh).

“Xuân Diệu không quan niệm tình yêu chỉ là sự giao cảm xác thịt mà còn là sự giao cảm của những linh hồn mà đấy mới là cái khát vọng cao nhất, cái đích cao nhất trong tình yêu” (Nguyễn Đăng Mạnh).

– “Thơ Xuân Diệu còn là một nguồn sống dào dạt chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh)

– “Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, đặc sắc, độc đáo của nền thơ hiện đại Việt Nam.. cho tới nay và những năm tháng trước mắt liệu có ai vượt được Xuân Diệu trong lĩnh vực thơ tình? Và không ai có thể thay thế được Xuân Diệu” (Tố Hữu)

“Thơ thơ có hương vị của tập thơ đầu tươi trẻ. Gửi hương cho gió đắm sâu thiết tha” (Tế Hanh).

“Ở tập đầu rạo rực, tươi trẻ, ở tập sau méditations của Xuân Diệu sâu hơn” (Nguyễn Xuân Sanh).

– “Nhìn một cách tổng quát toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưỏng chi phối tất cả, ấy là một niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa chân thật và trần thế nhất” (Nguyễn Đăng Mạnh)

Nghị luận: Xuân Diệu đã tới giữa chúng ta với một y phục tối tân và chúng ta đã rụt rè không muốn kết thân với con người có hình thức phương xa ấy…

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Chữ người tử tù (Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân) (Bài 3, Ngữ văn 11, tập 1, Cánh Diều) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.